Quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 40 - 41)

2.2. Phân tích thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á

2.2.2.1 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB được thực hiện qua 4 giai đoạn cụ thể: nhận diện rủi ro; đo lường rủi ro; quản lý rủi ro; kiểm soát rủi ro và xử lý nợ.

Chính sách tín dụng trong quy chế cho vay của ACB thể hiện rõ quy trình nhận diện khách hàng để giảm rủi ro tín dụng. Tại ACB, đối tượng nhận diện khách hàng là nhân viên kinh doanh tại CN/PGD và cấp quản lý trực tiếp.

Tuy nhiên, đối với quy trình này mang lại một số điểm bất cập như nhân viên kinh doanh cố tình đánh lừa cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ hoặc nhân viên không đủ năng lực để nhận diện được những thơng tin giả do khách hàng cung cấp. ACB có tiêu chuẩn nhận diện khách hàng chung cho tất cả các khách hàng khác nhau nên không tránh khỏi sự nhận diện sai lầm đánh đồng giữa các khách hàng.

Công tác đo lường rủi ro tín dụng được ACB thực hiện định kỳ và đột xuất theo quy định tại cơng nội bộ 361/NVQĐ – QLRRTD.16 ngày 13/06/2016 có hiệu lực kể từ ngày 15/06/2016 quy định về việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng. Ngân hàng ACB thực hiện một quy trình thẩm định tài sản độc lập với quy trình cho vay và tài sản kiểm tra định kỳ theo quy định tại các công văn nội bộ. Tuy nhiên, với những quy định cụ thể và rõ ràng nhưng ACB cũng sẽ gặp những rủi ro tiềm ẩn phát sinh các khoản nợ xấu như tài sản có giá trị chuyển nhượng thấp, khấu hao theo thời gian, dễ cháy nổ…

Các khoản nợ xấu thường xuất phát từ việc khách hàng mất khả năng trả nợ, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sự biến động về kinh tế, khách hàng mất việc và cũng có thể từ việc nhân viên muốn hoàn thành chỉ tiêu doanh số thực hiện việc kê khai khống nguồn thu nhập chuyển khách hàng có nguồn thu nhập khác không ổn định như đầu tư bất động sản, công việc theo thời vụ được nhân viên biến thành những nguồn thu nhập ổn định.

Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB được đánh giá khá cao. ACB có một khối quản lý rủi ro đưa ra các quy định hướng dẫn cụ thể để CN/PGD thực hiện. Tại mỗi CN/PGD đề có bộ phận vận hành kiểm sốt rủi ro tín dụng nội bộ, nhân viên kinh doanh kiểm tra khách hàng dưới sự giám sát của cấp quản lý trực tiếp đồng thời các chứng từ được kiểm tra lại qua bộ phận kiểm soát rủi ro nội bộ tại CN/PGD đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.

Tuy việc quy định và quản lý rõ ràng, tuy nhiên cách thực hiện của từng nhân viên cụ thể trong ngân hàng sẽ quyết định hiệu quả trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Cách kiểm soát rủi ro của từng nhân viên đến cấp quản lý đều được cho là không đạt, các nhân viên không thực hiện kiểm tra định kỳ thường xuyên, khách hàng ngại trong việc kiểm tra, cấp quản lý không quản lý và theo dõi. Chẳng hạn, PGD Tân Sơn Nhì đang có gần 300 trường hợp khách hàng chưa bổ sung đầy đủ chứng từ sau giải ngân và kiểm tra định kỳ tình hình sản xuất kinh doanh, mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Cấp quản lý cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này cho đến khi kiểm toán yêu cầu khắc phục. Hay việc phải bổ sung các chứng từ giải ngân lần trước cho lần giải ngân tiếp theo thường được trưởng đơn vị cho phép bổ sung sau, gây rủi ro về việc sử dụng sai mục đích vốn vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)