Thực trạng nguyên nhân rủi ro tín dụng và điều kiện áp dụng Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 47 - 52)

Ngân hàng TMCP Á Châu

2.4.1. Phân tích tình huống

2.4.1.1 Tình huống khách hàng cơng ty TNHH Thương Mại Địa Ốc Dịch vụ Tư Vấn Đầu tư Kiến Gia Vy Đầu tư Kiến Gia Vy

(Phụ lục 2)

Qua phân tích về tình huống trên, có rất nhiều ẩn khuất để gây ra rủi ro tín dụng cho ACB.

Thứ nhất, nhân viên thẩm định hồ sơ khách hàng có dấu hiệu che lấp báo cáo thực tế của cơng ty, đánh giá khơng thực tế tình hình hiện tại của cơng ty.

Thứ hai, cho vay không đúng mục đích của khách hàng, khách hàng đầu tư vào những dòng tiền trung dài hạn nhưng lại cho vay ngắn hạn.

Thứ ba, nhân viên không theo dõi giám sát hồ sơ vay, giải ngân khi chứng từ chứng minh mục đích của khách hàng chưa đầy đủ và khơng đúng.

Thứ tư, tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn do thời điểm nền kinh tế bất động sản có nhiều biến động.

Thứ năm, khách hàng khơng có thái độ hợp tác và có gian lận bởi sau lần giải thứ hai thì khách hàng khơng thực hiện trả nợ lần nào.

2.4.1.2 Tình huống các khách hàng vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức cho vay khơng cần tài sản đảm bảo, dựa hồn tồn vào uy tín của cá nhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân, có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc mua hàng tiêu dùng và các khoản cho vay rất thuận tiện để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của khách hàng

Vay tín chấp tại ACB đang được mở rộng bởi lượng khách hàng có nhu cầu vay tín chấp khá lớn và lãi suất áp dụng cũng cao hơn những khoản vay thế chấp thông thường khách. Tuy nhiên hình thức vay tín chấp chứa đựng khá nhiều rủi ro cho ACB. Bởi lẽ đó, quy trình vay tín chấp cũng khá khó khăn và phải đáp ứng nhiều yêu cầu theo quy định.

Điều kiện vay tín chấp (Phụ lục 1)

Tuy quy trình, quy định khó khăn tuy nhiên nhiều khách hàng vay tín chấp không thực hiện trả nợ theo đúng cam kết bởi nhiều nguyên nhân. Tôi xin xét một vài tính huống để làm rõ hơn về nguyên nhân của rủi ro tín dụng này.

Tình huống 1: Khách hàng Võ Anh Kiệt (Phụ lục 3)

Trong thời điểm phát sinh tín dụng tại ACB, khách hành chiếm dụng tiền của Công ty TNHH May Trịnh Vương là bị khởi tố 42 tháng tù giam tính từ 01/2014 và khách hàng không thể trả nợ tại ACB.

Nguyên nhân này thuộc nguyên nhân chủ quan từ phía khách hành, và việc đánh giá đạo đức của khách hành từ nhân viên thẩm định trước khi cấp tín dụng. Việc phát sinh rủi ro tín dụng này ngồi ý muốn, tuy nhiên thể hiện công tác nhận diện rủi ro của ACB còn kém dẫn đến nhiều tình huống phát sinh mà hiện tại khơng giải quyết được.

Tình huống 2: Khách hàng Tạ Văn Chung (Phụ lục 4)

Thời điểm 2015 khách hàng nghỉ việc tại cơng ty nên khơng có khả năng trả nợ và phát sinh nợ quá hạn, đồng thời khách hàng thiếu ý thức và khơng hợp tác trong việc thanh tốn cho ACB.

Thời điểm năm 2016, khách hàng tìm được cơng việc, nhưng vẫn khơng có thái độ mong muốn trả nợ, sau đó thực hiện chiếm dụng tiền của công ty và đang trong thời gian thụ án.

Vay tín chấp là một hình thức dựa trên uy tín của khách hành, vì vậy việc đánh giá về đạo đức, uy tín là điều mấu chốt, tuy nhiên, dù quy định nghiêm trong cấp tín dụng nhưng vấn đề đạo đức khách hàng, thái độ trả nợ của khách hàng vẫn chưa được coi trọng dẫn đến sau khi cấp tín dụng, khách hành khơng có ý thức và hợp tác trả nợ, dẫn đến khách hàng nghỉ việc, khơng có nguồn thu nhập trả nợ mà ACB không thể giải quyết để thu hồi được nợ.

2.4.2. Hạn chế mà ngân hàng chưa đạt được

Qua nguyên cứu từ khảo sát chuyên gia, kết quả ở Phụ lục 7, tôi xin đánh giá một vài thực trạng nguyên nhân rủi ro tín dụng và điều kiện áp dụng Basel II tại Ngân

hàng ACB.

2.4.2.1 Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Nguyên nhân rủi ro tín dụng được các chuyên gia nhận định qua các giai đoạn trong công tác quản trị rủi ro. Nhận định rủi ro là khâu đầu tiên trong công tác quản trị rủi ro nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể.

Vì thế, trong giai đoạn này nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng rất quan trọng, tuy nhiên ACB gặp khó khăn do khách hàng thường che dấu đi những thông tin thực tế, các nhân viên mặc dù kiểm tra một các đầy đủ và trung thực tình hình khách hàng nhưng cũng không nhận diện được đầy đủ được những rủi ro do khách hàng mang đến.

Bên cạnh đó, tài sản có tính rủi ro thấp khó chuyển nhượng cũng được cho là nguyên nhân rủi ro tín dụng tăng cao. ACB nhận rất nhiều loại tài sản khác nhau từ khách hàng như bất động sản, động sản, trái phiếu…. trong đó, có rất nhiều tài sản khấu hao theo thời gian như máy móc, những tài sản dễ cháy nổ như hạt nhựa…. những tài sản này được kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần, nhưng thường được các nhân viên kinh doanh không thực hiện đúng theo quy định, dẫn đến rủi ro khá cao.

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh thực hiện việc kê khai khống nguồn thu nhập của khách hàng, hay khách hàng có nguồn thu nhập khác khơng ổn định như đầu tư bất động sản, công việc theo thời vụ được nhân viên biến chuyển thành những nguồn thu nhập ổn định khiến khoản vay có nhiều nguy cơ trở thành nợ xấu

Cấp quản lý có vai trị quan trọng việc kiểm sốt rủi ro tín dụng, từ khâu nhận định rủi ro từ phía khách hàng đến việc kiểm tra sau khi khách hàng vay, tuy nhiên sự quản lý này chưa thực sự tốt xuất hiện các trường hợp nhân viên không thực hiện kiểm tra định kỳ thường xuyên, khách hàng ngại trong việc kiểm tra, cấp quản lý không quản lý và theo dõi.

Ngồi ra, cịn một số ngun nhân khác như cho vay khơng đúng mục đích của khách hàng, khách hàng đầu tư vào những dòng tiền trung dài hạn nhưng lại cho vay ngắn hạn; tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn do thời điểm nền kinh tế bất động

sản có nhiều biến động; khách hàng khơng có thái độ hợp tác và có gian lận khi xuất hiện nợ xấu.

2.4.2.2 Vấn đề khó khăn liên quan đến Basel II

Việc thực hiện Basel II theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vấp phải nhiều vấn đề khó khăn cụ thể:

Thứ nhất, chi phí thực hiện quá lớn, việc áp dụng Basel II khơng chỉ tốn chi phí nguồn lực về con người công nghệ mà cịn phải hi sinh lợi ích của các cổ đơng tăng vốn cấp 1 và cấp 2 để đảm bảo tỷ lệ vốn an toàn đạt tiêu chuẩn 8% theo yêu cầu tối thiểu của Basel II.

Thứ hai, sự khác biệt về ngôn ngữ làm cho Hiệp ước Basel II trở nên khó hiểu cho người đọc kể cả chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, Basel II chưa thực sự gần gũi với tình hình thực tế trong hoạt động của ngân hàng

Thứ hai, nội dung Basel II khá nhiều với những bảng biểu, cơng thức tính tốn phức tạp, khó hiểu địi hỏi phải có kiến thức nền tảng về toán thống kê, xác suất, kinh tế lượng, các mơ hình kinh tế hiện đại… Sự thay đổi lớn của hiệp ước Basel II đối với basel I là phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng. Nó địi hỏi ngân hàng phải nắm bắt, cập nhật về rủi ro tín dụng và các cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng.

Hiện tại, Basel II chưa văn bản hướng dẫn cụ thể, đều này qua thực tế cũng rất rõ ràng, Basel II hiện tại chỉ nằm ở dự án, chưa được áp dụng tại ACB, vì thế chưa có một văn bản hay cơng văn chính thức hướng dẫn việc thực hiện. Tuy ngân hàng nhà nước đã ban hành quy định về đánh gá rủi ro, quy định về hệ thống quản trị và một số văn bản nhưng chỉ mang tính chất hành chính, do đó số văn bản quyết định này khơng những khơng giúp ích cho ngân hàng mà cịn làm ảnh hưởng đến cơng tác đánh giá rủi ro.

Theo đánh giá chung về hệ thống ngân hàng thì hiện nay nguồn lực đáp ứng các yêu cầu vận hành hiểu rõ được Basel II đang thiếu trầm trọng. Ngân hàng ACB cũng nằm trong xu hướng của ngành, lực lượng triển khai dự án Basel II của ACB chỉ có 6 người là nhân viên đang làm việc tại ACB cũng khơng hiểu gì về Basel II.

Ngoài ra, hệ thống ngân hàng chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu, một hệ thống công nghệ phù hợp để áp dụng Basel II.

Đối với quy định của Ngân hàng Nhà nước và một số ban ngành có liên quan thì cơng tác thanh tra giám sát theo trụ cột 2 của Basel II được đánh giá chưa xây dựng đồng bộ và hiệu quả.

Đồng thời việc quy định công khai một số thông tin nội bộ theo trụ cột 3 của Basel II có thể mang lại một số vấn đề như các chuyên gia nhận định đồng ý như các thông tin công bố sẽ chưa được kiểm tốn, thiếu chun nghiệp hoặc có lợi cho nhà điều hành.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn từ 2011 - 2016 cũng như thực trạng điều kiện áp dụng Basel II vào Ngân hàng TMCP Á Châu, qua đó tác giả luân văn đã đúc kết ra những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao đối với các khoản cấp tín dụng tại Ngân hàng và những mặt đạt được và chưa đạt được của hệ thống quản lý tín dụng, đồng thời thu thập ý kiến khảo sát các chuyên gia công tác lâu năm tại ACB, từ đó có cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong tương lai.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 47 - 52)