Hiệp định Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26 - 28)

1.3. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

1.3.3.1 Hiệp định Basel II

Quý 04 năm 2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn Basel II được hoàn thiện. Tháng 01/2007, Basel II có hiệu lực. Năm 2010, chấm dứt q trình chuyển đổi.

 Mục tiêu của Basel II

- Nâng cao sự ổn định và chất lượng của hệ thống ngân hàng quốc tế.

- Duy trì và tạo lập một môi trường công bằng cho các ngân hàng hoạt động mang tính quốc tế.

- Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.

 Nội dung Basel II

Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:

Trụ cột 1: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro vận hành (rủi ro hoạt động), rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường.

Đối với rủi ro tín dụng, Basel II đề cập tới cách tiếp cận tiêu chuẩn bởi các phương pháp tiếp cận chuẩn hoá (RSA), tiếp cận đánh giá nội bộ IRB (The Internal Ratings-Based Approach), hay cách tiếp cận khung chứng khoán hoá (Securitisation Framework)

Trụ cột 2: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk). Basel II nhấn mạnh 4 ngun tắc của cơng tác rà sốt giám sát.

Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một chiến lược đúng đắn và một quy trình đánh giá đầy đủ mức vốn nội bộ theo danh mục rủi ro.

Thứ hai, các giám sát viên cần đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu và thường xuyên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng.

Thứ ba, giám sát viên cần đề nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Thứ tư, các giám sát viên nên can thiệp ngay từ đầu để mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.

Trụ cột 3: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin ra thị trường. Để thực hiện thông tin minh bạch Hiệp ước Basel II đã đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải thực hiện từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

 Lý do áp dụng

- Đánh giá đầy đủ hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Việc áp dụng Basel II giúp cho tổ chức tín dụng lượng hố được những rủi ro trong hoạt động và các giao dịch đã và đang phát sinh giúp xác định được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch từ đó có cái nhìn rõ hơn giữa lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro của các hoạt động đã phát sinh.

- Hoạch định kinh doanh theo rủi ro: với Basel II, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ nói lên rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro. Như vậy khi Basel II được áp dụng, vai trò của rủi ro sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Các nhà quản trị ngân hàng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, nhận định chung, và khẩu vị rủi ro sẽ đánh giá mức độ rủi ro nào được chấp nhận để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

- Phòng ngừa rủi ro trong tương lai: Basel đã bổ sung các đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng qua các kiểm nghiệm sức chịu đựng (Stress-Test) và với các cuộc kiểm nghiệm định kỳ, các nhà quản lý có thể hiểu rõ sức chịu đựng của ngân

hàng mình dưới tác động của thị trường từ đó có thể phịng ngừa được các rủi ro sẽ xảy đến.

 Hạn chế và khó khăn khi áp dụng

Basel II địi hỏi chi phí cao và kỹ thuật phức tạp, vì thế đối với một hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam, thì việc áp dụng Basel II gặp khơng ít khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, với sự mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế thế giới việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là vấn đề cần thiết giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. Việt Nam đang dần hoàn thiện về cơ sở pháp lý cũng như năng lực quản lý ro để từng bước thiếp cận chuẩn mực của Basel II.

Một trong những hạn chế cơ bản nhất của của Basel II là thiếu yêu cầu về phí vốn thanh khoản, quá tin cậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng và bản chất có tính chu kỳ của nó.

Mới đây, lãnh đạo hàng đầu của các nền kinh tế thuộc G20 đã yêu cầu Ủy ban Basel đưa ra biện pháp cải thiện chất lượng và số lượng vốn của các ngân hàng và thắt chặt yêu cầu thanh khoản (Basel III) để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài chính lặp lại mà khơng cần đến hỗ trợ từ chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)