Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 52 - 54)

Mục tiêu và định hướng phát triển của ACB là nền tảng quyết tâm trong thực hiện các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cụ thể.

3.1.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu

Đến ngày 31/12/2015, ACB có 350 CN và PGD, tổng số nhân viên của ACB là 9.561 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Ngân hàng ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Bên cạnh đó, chiến lược duy trì phát triển các chi nhánh hiện tại và tăng cường mở rộng mạng lưới sẽ tạo nhiều cơ hội thăng tiến. Chính sách nhân sự của ACB ưu tiên đề bạt những nhân viên trẻ có năng lực, có lịng nhiệt huyết, và có thành tích tốt trong cơng việc lên các cấp quản lý cấp trung và cấp cao.

Ngân hàng ACB có riêng một trung tâm đào tạo để nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và ngồi ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp thu kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của những chuyên viên nhiều nằm kinh nghiệm.

Ngân hàng ACB có riêng cho mình một khối cơng nghệ thơng tin để nâng cao hệ thống công nghệ của ngân hàng, thực hiện đẩy mạnh công nghệ, bảo mật dữ liệu cao để tiến vào quá trình áp dụng Basel II.

Nguồn nhân lực lãnh đạo cấp trung và cấp cao của ACB được đầu tư rất nhiều trong việc tìm kiếm các ứng viên giỏi chun mơn, có tư chất lãnh đạo để đào tạo đội ngũ kế thừa. Những lãnh đạo ACB được kiểm tra, đánh giá hàng năm và được đào tạo chuyên nghiệp tại các tổ chức uy tín trên thế giới.

3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu

Chiến lược phát triển trung và dài hạn của ACB năm 2017 được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.1: Chiến lược phát triển trung dài hạn của Ngân hàng ACB năm 2017

Ý đồ chiến lược Ngân hàng hàng đầu Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh Dẫn đầu về định

hướng Khách hàng Dẫn đầu về kết quả tài chính bền vững Dẫn đầu về quản lý rủi ro Dẫn đầu về hiệu quả Dẫn đầu về đạo đức kinh doanh Các chỉ số đo lường kết quả Mức độ hài lòng của khách hàng (qua khảo sát) Số lượng sản phẩm mỗi khách hàng sử dụng

Tăng trưởng thu nhập

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ vốn cấp 1 Nợ xấu thấp hơn đáng kể so với thị trường Hệ số chi phí trên thu nhập Không khoan nhượng đối với những hành vi phi đạo đức

Giá trị cốt lõi Chính trực - Cách tân - Cẩn trọng - Hài hòa - Hiệu quả

Đối tượng liên quan chính Khách hàng - Nhân viên - Cộng đồng - Cơ quan quản lý - Cổ đông

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu, 2016)

Kể từ năm 2013 ACB đã vạch rõ lộ trình bao gồm ba giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn 1 (2014) – Hoàn thiện các nền tảng: Thực hiện quyết liệt các bước đi để ACB duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Giai đoạn 2 (2015 - 2016) – Xây dựng năng lực: Xây dựng hoặc nâng cao những năng lực cốt lõi, như năng lực phân đoạn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm đúng yêu cầu của khách hàng nhằm thắng thế trong phân đoạn khách hàng mục tiêu. - Giai đoạn 3 (2017 - 2018) – Định vị hàng đầu: Xây dựng nhiều năng lực tinh tế phức tạp hơn để phân tích và thấu hiểu khách hàng sâu hơn, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.

Với tình hình có nhiều biến động như hiện nay, định hướng quan trọng nhất về quản trị rủi ro là ACB dẫn đầu về quản lý rủi ro, với năng lực hiện có và định hướng dẫn đầu ACB cần có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tốt nhất để đảm bảo tính

“an tồn” mà “vẫn hiệu quả”. Xây dựng một lộ trình ứng dụng Basel II sẽ là giải pháp hàng đầu cho định hướng dẫn đầu quản lý rủi ro của ACB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 52 - 54)