Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng dụng các tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 60 - 61)

3.2. Đề xuất giải pháp

3.2.2.6 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng dụng các tiêu chuẩn

vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu

Hoàn thiện cơ chế hoạt động và cấu trúc tổ chức của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Để làm được điều này, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng phải thực hiện giám sát tập trung, thống nhất đối với toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng gồm hội sở chính, các chi nhánh và các cơng ty con có hoạt động ngân hàng. Và để quan sát được đầy đủ hoạt động của một tập đồn tài chính, qua đó, giám sát an tồn tập đồn, an tồn cả hệ thống tài chính quốc gia thì cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng phải hỗ trợ phối hợp với các cơ quan giám sát liên quan.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát của Cơ quan thanh tra giám sát, cụ thể:

+ Cơ quan thanh tra giám sát cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh tra giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và phối hợp các biện pháp này một cách linh hoạt

+ Nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra giám sát có như vậy thanh tra ngân hàng mới có thể nắm bắt, theo dõi, kiểm soát và đưa ra cảnh báo đúng đắn giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng ngày càng lành mạnh.

Hiện nay mức độ hợp tác chia sẻ thông tin trên thực tế còn rất hạn chế. Ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh hơn trong việc tham gia các hiệp ước, đồng thời tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn cũng như góp phần thực hiện tốt nguyên tắc giám sát hiệu quả của Basel II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)