Thực trạng điều kiện áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 43 - 47)

Tại Việt Nam, có vơ vàn những ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Để khắc phục tình trạng nợ xấu hoặc hạn chế sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, điều cần thiết là bản thân các ngân hàng thương mại phải nâng cao năng lực quản lý của ban lãnh đạo, trình độ chun mơn của nhân viên, đặc biệt là đạo đức của những người làm cơng tác tín dụng

Ngày 17/3/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 1601/NHNN-TTGSNH về việc triển khai thực hiện quy định an tồn vốn theo Basel II. Theo đó Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng triển khai Basel II ở mức độ tiêu chuẩn trừ 10 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB ở mức độ cao hơn (lộ trình đi vào thực hiện đến năm 2018). Cơng việc đầu tiên thực hiện trong năm nay là các ngân hàng sẽ phải thực hiện phân tích mức độ chênh lệch (Gap Analysis) và xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể (Master Plan) để đảm bảo thực hiện quy định an toàn vốn Basel II trong các năm tới.

Ngày 13/02/2015, Ban dự án triển khai Basel II được thành lập. Ngày 28/09/2015 ACB ban hành công văn nội bộ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ban dự án này đính kèm quyết định 3162/TCQĐ-BDA Basel II.15 ngày 28/09/2015 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu, việc triển khai Basel II vẫn chưa được chính thức thực hiện tại ngân hàng, dự báo năm 2017, Basel II mới được triển khai chính thức tại ACB.

Ngân hàng ACB đã lên kế hoạch áp dụng Basel II từ giữa năm 2014, thực hiện báo cáo phân tích chênh lệch dữ liệu đối với 3 trụ cột: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và kế hoạch triển khai tổng thể theo yêu cầu chuẩn mực vốn

Basel II gửi ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2015.

Điểm mấu chốt của sự thay đổi mơ hình là ACB kiểm sốt liên tục các hoạt động, nhận diện rủi ro từ sớm và được Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban Quản lý Tài sản nợ - có (ALCO) của ngân hàng xem xét lại thường xuyên để có động thái ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

Tuy nhiên, ACB vẫn phải tăng năng lực tài chính. Ngân hàng cần tăng vốn do đang hướng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel II. Mục tiêu đặt ra của ACB từ nay đến năm 2018 là tăng ít nhất 30% vốn điều lệ.

Các tỷ lệ và giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng luôn được giám sát chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ quy định của Thông tư 36/2014-TT-NHNN. Các tỷ lệ này được duy trì ổn định trong năm 2015, 2016 có giá trị như sau: Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của ACB năm 2015 đạt 12,80% và 2016 đạt 13,19% vượt mức tối thiểu quy định là 9%. (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2015, 2016)

Để kiểm soát tốt rủi ro vận hành, trong năm 2016, Ban Kiểm toán nội bộ tăng cường kiểm sốt tính tn thủ trong q trình hoạt động, đồng thời các khối nghiệp vụ tại Hội sở thường xun rà sốt, hồn thiện các chính sách, quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với quy định pháp luật và mơi trường kinh doanh. ACB đã hồn thiện khung quản lý rủi ro để hệ thống triển khai, đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư 36/2014.

Về mục tiêu dài hạn, ACB vẫn đang hoàn thiện và từng bước triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về an tồn vốn, quản trị tài chính theo lộ trình hướng dẫn thực hiện Basel II của Ngân hàng Nhà nước.

2.3.1. Mức độ đáp ứng đối với yêu cầu về vốn tối thiểu của Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu TMCP Á Châu

2.3.1.1 Vốn tự có

Theo nghị định 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, đính kèm nghị định Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2006 được sửa

đổi bổ sung bởi Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ ngày 15/03/2011 điều chỉnh vốn pháp định từ 1000 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, các ngân hàng thương mại buộc phải chấp hành việc tăng vốn theo lộ trình đã được hoạch định của Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu nâng cao quy mô, giúp gia tăng năng lực cạnh tranh.

Ngân hàng ACB tính tới thời điểm 31/12/2008 đã có mức vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng, đến năm 2013 vốn điều lệ đạt tới 9377 tỷ đồng. Rõ ràng, vốn điều lệ của ACB đã được đảm bảo áp dụng theo tiêu chuẩn Basel II.

2.3.1.2 Tỷ lệ an tồn vốn

Theo quy định tại thơng tư 13/2010/TT-NHNN, các ngân hàng phải đáp ứng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro trong đó: vốn tự có bao gồm vốn tự có cấp I và vốn tự có cấp II trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định.

Theo đánh giá của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, nếu tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng là 7% thì xác xuất xảy ra khủng hoảng là 4,1%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tăng lên 1% thì xác xuất xảy ra khủng hoảng sẽ giảm đi từ 25 - 30% tuỳ thuộc vào điểm khởi đầu của chỉ số vốn. Mặc dù còn một số khác biệt trong các quy định của Việt Nam so với thế giới, tuy nhiên trong thời gian gần đây sự gia tăng của quy mơ vốn và tài sản đã góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ an toàn vốn của ACB. Hệ số tỷ lệ an tồn vốn (CAR) của ACB đạt mức trên 8% góp phần giảm thiểu xác xuất khủng hoảng xảy ra tại ACB.

Cách tính hệ số tỷ lệ an tồn vốn (CAR) của Việt Nam nói chung và ACB nói riêng từ trước giờ vẫn áp dụng theo các tiêu chuẩn cơ bản khá sơ lược dựa trên các tiêu chí của hiệp ước Basel I. Điều này khiến cho hệ số CAR hiện tại của Việt Nam cao hơn so với thế giới, mặc dù tỷ lệ an toàn vốn (CAR) năm 2016 của ACB là 13,19% đáp ứng theo quy định Ngân hàng Nhà nước là tối thiểu 9% nhưng theo cách tính chuẩn mực thế giới sẽ thấp hơn nhiều.

2.3.2. Mức đáp ứng về hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng (Trụ cột 2)

Ngân hàng ACB đang chịu sự quản lý chi phối về hoạt động thanh tra giám sát từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát tài chính theo mơ hình phân tán dựa vào nền tảng thể chế với các cơ quan giám sát độc lập. Theo đó quy định về quyền hạn và chức năng thiếu rõ ràng, chồng chéo trong hoạt động gây khó khăn cho đối tượng bị thanh tra, giám sát. Ngoài ra, cơ quan thành tra, giám sát của Ngân hàng Việt nam chủ yếu thực hiện thanh tra, giám sát tuân thủ mà chưa chú trọng vào hoạt động thanh tra dựa trên rủi ro. Điều này tạo khoảng cách xa trong hoạt động thanh tra, giám sát so với các chuẩn mực quốc tế.

2.3.3. Mức đáp ứng các nguyên tắc kỷ luật thị trường, thông tin minh bạch(Trụ cột 3)

Các chuẩn mực Basel II quy định các tổ chức tín dụng có thể sử dụng các phương pháp nội bộ để tính tốn các u cầu vốn đối với từng loại rủi ro nhưng phải thực hiên công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường.

Tuy nhiên hiện nay Việt Nam được cho là thị trường vốn kém minh bạch và kỷ luật thị trường vẫn cịn nhiều hạn chế thì việc chấp hành đầy đủ các yêu cầu công bố thông tin như quy định của Basel II là việc rất khó.

Thêm vào đó, hoạt động mờ nhạt của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập khiến cho thị trường chưa đạt được tính minh bạch như mong muốn. Tính đến nay các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập bao gồm: Trung tâm thơng tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng nhà nước (CIC), Trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân (PCB), Trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp (CRC)… Mặc dù được cấp phép thành lập được khơng ít trung tâm tín nhiệm tín dụng, tuy nhiên hoạt đồng cịn khó khăn, thông tin cập nhật hạn chế. Chẳng hạn thông tin từ trung tâm tín dụng hàng đầu Việt Nam CIC cũng chỉ cập nhật 3 tháng/1 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)