Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59)

3.2. Đề xuất giải pháp

3.2.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Song song với việc hoàn thiện hệ thống công nghệ là nâng cao chất lượng nguồn lực. Hiện tại đội dự án triển khai Basel II gồm có chun viên từ phịng ban quản trị rủi ro, tuy đã có kế hoạch triển khai để thực hiện như hầu hết tất cả nhân viên ngồi khối quản trị rủi ro thì khơng nắm về Basel II. Ngân hàng cần có những khố học trao dồi kiến thức cho toàn thể nhân viên của hệ thống, để có thể linh hoạt áp dụng ngay khi chính thức áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Ngồi ra, đội dự án triển khai Basel II cũng đang thiếu người trầm trọng hiện tỊ chỉ có 6 người thực hiện dự án nay, ngoài việc tuyển dụng nội bộ như hiện tại cần tuyển những chuyên gia từ bên ngoài để thực hiện triển khai Basel II một cách khách quan nhất.

ACB cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn, phối hợp với Uỷ ban Basel và các ngân hàng quốc tế tổ chức đào tạo trực tiếp, huấn luyện và vận hành thực tế tại trong nước và nước ngồi nhằm đảm bảo có sẵn đội ngũ đủ nhân lực để vận hành chính xác, hiệu quả các chuẩn mực phức tạp và chi tiết tại Basel II.

3.2.2.5 Giải pháp hoàn thiện hệ thống tín dụng ngân hàng

Xây dựng hệ thống cảnh báo tín dụng riêng cho ACB là điều cần thiết để liên tục cập nhật thông tin về khoản vay, tình hình tài chính khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, các đánh giá về khả năng thu hồi nợ các khoản nợ xấu… để mỗi cán bộ có thể tham khảo thơng tin và quản lý khoản vay tốt hơn.

Đẩy mạnh cơng tác kiểm tốn nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong tất cả hoạt động của ngân hàng để đưa ra các biện pháp chấn chỉnh khắc phục kịp thời.

Xây dựng phân chia bộ phận tín dụng thành hai bộ bộ chuyên môn khác nhau bao gồm:

+ Bộ phận kinh doanh chỉ tập trung vào các hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, chăm sóc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, khởi tạo tín dụng, trực tiếp nhận hồ sơ vay, thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay nhưng khơng có trách nhiệm thẩm định đề xuất khoản vay.

+ Bộ phận phân tích tín dụng thẩm định và phê duyệt khoản vay, thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt.

3.2.2.6 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng dụng các tiêu chuẩn Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu

Hồn thiện cơ chế hoạt động và cấu trúc tổ chức của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Để làm được điều này, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng phải thực hiện giám sát tập trung, thống nhất đối với toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng gồm hội sở chính, các chi nhánh và các cơng ty con có hoạt động ngân hàng. Và để quan sát được đầy đủ hoạt động của một tập đồn tài chính, qua đó, giám sát an tồn tập đồn, an tồn cả hệ thống tài chính quốc gia thì cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng phải hỗ trợ phối hợp với các cơ quan giám sát liên quan.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát của Cơ quan thanh tra giám sát, cụ thể:

+ Cơ quan thanh tra giám sát cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh tra giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và phối hợp các biện pháp này một cách linh hoạt

+ Nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra giám sát có như vậy thanh tra ngân hàng mới có thể nắm bắt, theo dõi, kiểm soát và đưa ra cảnh báo đúng đắn giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng ngày càng lành mạnh.

Hiện nay mức độ hợp tác chia sẻ thơng tin trên thực tế cịn rất hạn chế. Ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh hơn trong việc tham gia các hiệp ước, đồng thời tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn cũng như góp phần thực hiện tốt nguyên tắc giám sát hiệu quả của Basel II.

3.3. Cách thức thực hiện

Để hiện thức hoá được những giải pháp đề xuất trên, ACB cần phải có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể và minh bạch. Sự kết hợp giữa các bộ phận với nhau như phịng tín dụng, phịng quản lý rủi ro, pháp chế, để kiểm sốt có hợp đồng tín dụng, cầm cố, thế chấp… thống nhất trong cách thực hiện quy trình cấp tín dụng và thường xuyên nhắc nhở kiểm tra giám sát các khoản vay, theo dõi khách hàng.

Hội đồng quản trị, khối sản phẩm xây dựng bộ tiêu chí KPI đo lường chất lượng tín dụng, từ đó quy định mức lượng cụ thể để hoàn thành KPI, khơng hồn thành KPI hoặc đạt vượt mức KPI.

Khối quản trị rủi ro ban hành các quy định về chứng từ giải ngân một cách chặt chẽ hơn, thường xuyên cập nhật những nội dung mới, đưa ra các hướng dẫn cụ thể rõ ràng để CN/PGD thực hiện đúng nhất.

Phòng quản trị rủi ro định kỳ tập hợp những trường hợp thực tế phát sinh rủi ro tín dụng vào cẩm nang và gửi email nội bộ, đồng thời tổ chức hội thảo về rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng tồn hệ thống.

Trung tâm đào tạo của ngân hàng tiến hành mở các lớp đào tạo định kỳ và đột xuất thường xuyên, thực hiện cho nhân viên đăng ký đào tạo phù hợp với nguyên vọng của từng nhân viên tại ACB, cũng như những khoá học nghiệp vụ và giao dịch đảm bảo để nhân viên nhận thức được tầm quan trọng về rủi ro tín dụng trong cơng việc của mình nói riêng và ngân hàng nói chung.

Đối với việc điều chỉnh hệ số tỷ lệ an toàn vốn (CAR), điểm khác biệt giữa cách tính của hệ hệ số này là vốn cấp 1 và vốn cấp 2, phụ thuộc vào chế độ kế tốn và chính sách của ngân hàng nhà nước, hệ số tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo hai chuẩn mực khác nhau là chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và phương thức tiếp cận đánh giá nội bộ (IFRS): Việt Nam áp dụng VAS là chuẩn mực kế tốn Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel I, cịn thế giới áp dụng phương thức tiếp cận đánh giá nội bộ (IFRS) theo chuẩn mực kế toán Basel II. Chính vì thế ngân hàng cần phải thực hiện thay đổi hệ thống kế toán phù hợp với chuẩn mực Basel II.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Các giải pháp đưa ra dựa trên sự phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tại ngân hàng. Bên cạnh đó cịn đưa ra các giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn của Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro. Ngoài giải pháp liên quan đến đến Ngân hàng TMCP Á Châu còn xuất hiện một số kiến nghị liên quan đến nhà nước ở giải pháp trụ cột 2 và 3 của Basel II.

KẾT LUẬN

Rủi ro luôn đi kèm với hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và rủi ro tín dụng thì đi kèm với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau và hậu quả mà những rủi ro tín dụng gây ra cho ngân hàng nói riêng và kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng vô cùng nghiêm trọng không những làm giảm đi thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hại đến uy tín và vị trí của ngân hàng mà cịn ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế.

Việc tìm kiếm và áp dụng những biện pháp phịng ngừa rủi ro có thể làm giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng hoạt động tín dụng với mức tổn thất thấp nhất hoặc bằng mức dự kiến đó chính là sự thành cơng của quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Á Châu cùng với các cấp ngành có liên quan đang góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động an toàn, tăng trưởng hiệu quả.

Ngân hàng đang dần tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về đánh giá rủi ro tín dụng từ đó áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong phịng ngừa và quản lý rủi ro một cách thống nhất, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhất về quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên khi xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào đó ta mới nhận ra sự thiếu sốt trong cơng tác quản trị rủi ro và tất nhiên hậu quả của rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Từ thực tế luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng từng bước hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Á châu hướng tới đáp ứng các chuẩn mực Basel. Tổng thể các nhóm giải pháp đưa ra nhằm mục tiêu phải thiết lập được hệ thống quản tri rủi ro tín dụng phù hợp với quy mơ, sự phức tạp và tính rủi ro đi hoạt động của ngân hàng.

Hi vọng với việc ứng dụng một số cách hiệu quả các nhóm biện pháp hỗ trợ sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Á Châu phát triển bền vững, an toàn hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính trong khu vực và trên tồn thế giới.

Trong q trình thực hiện khơng tránh sai sót. Rất mong q thầy cơ đóng góp bổ sung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh:

1. Bank for International Settlements, 2006. Results of the fifth quantitative impact study (QIS 5). [leaflet] December 2010 ed. Switzerland .

2. Bank for International Settlements, 2006. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards. [leadlet] June 2006 ed. Switzerland.

Tiếng Việt

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Luật tổ chức tín dụng 47/2010/QH12. Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2010.

2. Nguyễn Đăng Khoa, 2015. Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn Thạc sĩ. Trường đại học kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh.

3. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2016. Định hướng chính sách tín dụng của Ngân hàng

TMCP Á Châu. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 02 năm 2016.

4. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2016. Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu.

Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 02 năm 2016.

5. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2013. Quy định sản phẩm tiêu dùng tín chấp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 05 năm 2013.

6. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2011. Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân TMCP Á

Châu. Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 12 năm 2011.

7. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2012. Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân TMCP Á

Châu. Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 12 năm 2012.

8. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2013. Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân TMCP Á

Châu. Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 12 năm 2013.

9. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2014. Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân TMCP Á

Châu. Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 12 năm 2014.

10. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2015. Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân TMCP Á

11. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2016. Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân TMCP Á

Châu. Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 12 năm 2016.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Hiệp ước vốn Basel II. Hà Nội, ngày 10

tháng 07 năm 2010.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Quy định về việc cấp Giấy phép thành lập

và hoạt động NHTM cổ phần. Hà nội, ngày 26 tháng 03 năm 2010.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010.

15. Phạm Thu Thuỷ và cộng sự, 2012, Đổi mới cách thức đo lường rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống. <http://bank.hvnh.edu.vn> [Ngày truy cập: 10 tháng 07 năm 2016].

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Điều kiện cấp tín dụng tín chấp

TT TIÊU CHÍ NỘI DUNG TRƯỜNG HỢP

ĐẶC THÙ

I. NHĨM TIÊU CHÍ VỀ ĐỐI TƯỢNG KH

1 Độ tuổi

- Tối thiểu: 18 tuổi

- Tối đa (tuổi + thời hạn cho vay): ≤ 55 tuổi đối với Nữ

≤ 60 tuổi đối với Nam

2 Đối tượng

khách hàng Khách hàng là cá nhân người Việt Nam

3 Nơi cư trú

KH phải thỏa đồng thời 3 điều kiện sau:

(1) Có hộ khẩu thường trú cùng tỉnh/ thành phố với nơi có trụ sở của ACB.

(2) Cư trú tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Riêng những trường hợp sau không bắt buộc:

- Giáo viên/ Bác sĩ

- KH nhận lương qua tài khoản/thẻ ACB - KH vay hiện hữu

- KH đã từng vay tín chấp tại ACB - KH có thu nhập từ 15 triệu đồng/ tháng

- KH đang cư trú tại nhà thuộc sở hữu của khách hàng/ người thân của KH (cha mẹ ruột, cha mẹ người hôn phối, người hôn phối, con ruột, anh/ chị/ em ruột hoặc anh/ chị/ em ruột của người hơn phối);

- KH có sở hữu nhà/ đất tại nơi đăng ký vay

- KH vay theo nhóm cơng tác tại tổ chức có hợp tác với ACB (3) Nơi cư trú cùng quận/ huyện với ACB cho vay. Trường

Không áp dụng điều kiện đối với: - Cho vay KH tại các tổ chức có hợp tác với ACB trong việc thu nợ tập trung; hoặc - Cho vay KH được cơ quan bảo lãnh trả nợ

hợp khác quận/ huyện thì: nơi cư trú cách trụ sở của ACB cho vay tối đa 30 km (≤ 30 km) đối với cho vay lẻ và tối đa 50 km (≤ 50 km) đối với cho vay theo nhóm.

4 Chức vụ/ ngành nghề

- KH khơng thuộc nhóm lao động phổ thơng; và

- Đối với KH làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: chỉ từ cấp thiếu úy trở lên

Khơng áp dụng tiêu chí này đối với Cho vay KH được cơ quan bảo lãnh trả nợ

5

Kinh nghiệm công tác

Thời gian công tác tại công ty hiện tại tối thiểu 12 tháng. Tối thiểu 6 tháng đối với một trong các trường hợp sau:

- KH vay theo nhóm cơng tác tại đơn vị hành chính sự nghiệp;

- KH vay theo nhóm cơng tác tại tổ chức có hợp tác với ACB v/v thu nợ tập trung;

- KH được cơ quan bảo lãnh trả nợ;

- KH hiện hữu/ đã từng được ACB cấp tín dụng tín chấp/ nhận lương qua ACB có thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.

Không áp dụng tiêu chí này đối với:

- KH có thu nhập từ 20 triệu đồng trở lên, chuyển lương qua tài khoản NH (xét thu nhập trong vòng 6 tháng liền kề gần nhất) 6 Lịch sử tín dụng

Thỏa đồng thời các điều kiện sau:

- Khơng có nợ nhóm 2 trong vịng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm xét duyệt; và

- Khơng có nợ nhóm 3-5 trong vịng 24 tháng gần nhất tính đến thời điểm xét duyệt

7

Thu nhập tối thiểu hàng tháng

- Tại TP. HCM và Hà Nội: 7 triệu đồng - Tại tỉnh/ TP khác: 5 triệu đồng

Trường hợp KH vay theo nhóm cơng tác tại đơn vị hành chính sự nghiệp: tối thiểu 4 triệu đồng/ tháng

Trường hợp KH vay theo nhóm có hợp tác thu nợ tập trung/ KH vay được cơ quan

bảo lãnh trả nợ: Số lượng nhân viên có số tiền tối thiểu hàng tháng nhỏ hơn quy định /

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59)