STT ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN (DT) Nguồn
1 Công ty tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên
Thomson, Dunleavy và Bruce, 2002 2 Tôi được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến
Vander Zanden, 2003 3 Công ty tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kiến thức
và kỹ năng làm việc
4 Cơ hội thăng tiến công bằng cho các nhân viên Drafke và Kossen, 2002
1.5.3. Mối quan hệ giữa Tiền lương và Động lực làm việc
Tiền lương là “trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà nếu có sự biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc theo quy định của pháp luật, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” (Theo tổ chức lao động thế giới (ILO) (trích lại từ trang 274, giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Trần Kim Dung). Tiền lương”trong nghiên cứu này được hiểu là tất cả các khoản thu nhập từ công ty mà nhân viên kinh doanh nhận được, bao gồm các khoản: lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng. Có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới xem xét ảnh hưởng của tiền lương đến ĐLLV của
nhân viên. Nghiên cứu của Laylor và West (1992) đã kết luận rằng ĐLLV của nhân viên bị ảnh hưởng bởi mức lương, do vậy tiền lương thỏa đáng sẽ là động lực để người lao động làm việc hiệu quả và đạt được chỉ tiêu mà mục tiêu của công ty đề ra lúc đầu. Hay nói cách khác, phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích cuối cùng của hết thẩy mọi người lao động nói chung, nhân viên kinh doanh của Cơng ty Việt Phú nói riêng. Tuy nhiên, số tiền này nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào kết quả hoàn thành chỉ tiêu KPIs, hiệu quả làm việc, trình độ hay kinh nghiệm làm việc của chính bản thân họ.
“Để đo lường yếu tố mang lại ĐLLV cho nhân viên trong mối quan hệ với tiền
lương thông qua các biến quan sát là: (1) Nhân viên được nhận tiền lương tương xứng với kết quả làm việc, Kovach (1987). Netemeyer (1997) đo lường yếu tố tiền lương thông qua các biến quan sát là: (1) Trả lương công bằng giữa các nhân viên, (2) Phụ cấp đảm bảo hợp lý , (3) Tiền lương đủ để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Từ những tìm hiểu trên tác giả đề xuất thang đo biến Tiền lương gồm 4 biến quan sát ở Bảng 1.6 dưới đây.”