Tần số Tỷ lệ (%) Số quan sát Giới tính Nam 78 40.2 194 Nữ 116 59.8 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 139 71.6 194 Từ 30 đến dưới 40 tuổi 44 22.7 Từ 40 tuổi trở lên 11 5.7
Thâm niên công tác
Dưới 1 năm 124 63.9
194
Từ 1 năm đến dưới 3 năm 52 26.8
Từ 3 năm đến dưới 5 năm 15 7.7
Từ 5 năm trở lên 3 1.5 Trình độ học vấn Cao đẳng 51 26.3 194 Đại học 135 69.6 Sau đại học 8 4.1
Chức danh hiện tại
Nhân viên kinh doanh 145 74.7
194
Giám sát kinh doanh 37 19.1
Phó phịng kinh doanh 7 3.6
Trưởng phòng kinh doanh 5 2.6
Mức thu nhập hiện tại (triệu đồng) Dưới 10 113 58.2 194 Từ 10 đến dưới 15 65 33.5 Từ 15 đến dưới 20 11 5.7 Từ 20 trở lên 5 2.6
(Nguồn: Theo khảo sát của tác giả)
2.3. Hiệu chỉnh thang đo, kiểm định thang đo
“Sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên kinh doanh,
doanh khu vực miền Nam tại công ty Việt Phú. Bảng câu hỏi của khảo sát này được trình bày tại Phụ lục 1. Nội dung của các cuộc phỏng vấn này được ghi chép cẩn thận để làm cơ sở để điều chỉnh bổ sung cho thang đo nhằm chuẩn bị cho nghiên cứu tiếp theo. Sau khi khảo sát các đáp viên, tác giả nhận thấy có một số góp ý được xem là thiết thực, phù hợp với thực tiễn mà tác giả nhận thấy cần phải điều chỉnh, bổ sung như sau:
Lược bỏ yếu tố “Điều kiện làm việc” ra khỏi mơ hình nghiên cứu vì hầu hết
các đáp viên (16 trong 20 nhân viên kinh doanh) cho rằng, cơng ty Việt Phú là cơng ty Cổ phần có vốn đầu tư của nước ngồi, vì vậy những bộ phận cấp cao đều do người nước ngoài quản lý nên những tiêu chuẩn về điều kiện làm việc hay môi trường làm việc đều được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hiện cơng việc của mình. Thêm vào đó, nơi làm việc đảm bảo được sự an toàn thoải mái cũng là điều kiện cần để bất kỳ nhân viên nào có thể an tâm làm việc, cũng là điều kiện mà bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có được. Và Cơng ty Việt Phú cũng đang có một điều kiện làm việc rất tốt từ lúc công ty mới thành lập đến nay nên yếu tố này hầu như không ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên kinh doanh tại cơng ty Việt Phú.
Ngồi việc lược bỏ yếu tố “Điều kiện làm việc” ra khỏi mơ hình nghiên cứu đề xuất, một số biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố cịn lại trong mơ hình cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại cơng ty. Cụ thể như sau:
Thang đo “Bản chất công việc”
Lược bỏ phát biểu CV3:
Lý do loại phát biểu “Cơng việc có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp” vì các đáp viên cho rằng việc đo lường cho biến quan sát này quá chung chung, rất khó để có được kết quả đo lường đúng đắn. Bất kỳ công việc nào trong một tổ chức dù” chức vụ lớn hay nhỏ mà bất cứ ai được giao nhiệm vụ thực hiện thì mục đích cuối cùng đều góp phần đem lại lợi nhuận cho cơng ty. Vì vậy, khơng thể khẳng định được công việc nào là quan trọng hơn công việc nào. Theo kết quả khảo sát thử, các đáp viên yêu cầu nên loại bỏ phát biểu này.
Bổ sung thêm phát biểu “Khối lượng công việc chấp nhận được” đo lường về
việc nhân viên có cảm nhận như thế nào về khối lượng cơng việc của mình ở hiện tại, chỉ tiêu về doanh số hàng tháng, hàng quý như thế nào, phù hợp với thang đo “Bản chất công việc”.
Thang đo “Đào tạo và Thăng tiến”
Lược bỏ phát biểu ĐT3: “Công ty tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao
kiến thức và kỹ năng làm việc”.
Lí do loại bỏ vì các đáp viên cho rằng, việc tạo điều kiện không thể hiện được sự rõ ràng và đang mô tả quá tổng quát, và khơng thể hiện được cụ thể là phịng ban nào sẽ tạo điều kiện cho nhân viên để họ được đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm mục đích phục vụ cơng việc tốt nhất. Vì vậy nên loại phát biểu này.
Bổ sung thêm phát biểu “Nhân viên được đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng
cần thiết để hoàn thành tốt công việc” nhằm thay thế cho phát biểu ĐT3 đã bị loại bỏ vì thể hiện được sự rõ ràng vấn đề được đào tạo của nhân viên từ các phịng ban có liên quan. Ngồi những biến quan sát từ những nghiên cứu trước, theo tác giả nhận thấy việc nhân viên kinh doanh được tham gia vào các lớp đào tạo và bồi dưỡng nhằm cải thiện và nâng cao các kỹ năng cần thiết để hồn thành tốt cơng việc là rất quan trọng, vì vậy tác giả đề xuất bổ sung thêm biến quan sát này vào để đo lường biến Đào tạo và Thăng tiến.
Kết quả nghiên cứu định tính:
Sau khi tiến hành hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và thang đo các biến quan sát để đo lường các yếu tố trong mơ hình, tác giả xây dựng thang đo chính thức để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên kinh doanh tại công ty Việt Phú với 7 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV và 26 biến quan sát.
Sau khi hình thành thang đo chính thức, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn chuyên sâu nhằm đảm bảo người được phỏng vấn hiểu rõ nội dung các khái niệm và ý nghĩa của từ ngữ. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu. Việc sử dụng thang đo này rất phổ biến trong nghiên cứu kinh tế - xã hội vì các vấn đề trong kinh tế - xã hội đều mang tính đa khía cạnh.
Để đảm bảo thang đo sau khi được hiệu chỉnh có độ tin cậy cao trong việc đo lường ĐLLV của nhân viên kinh doanh tại công ty Việt Phú, sau khi thu thập và thống kê kết quả khảo sát tác giả đã tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach Alpha. Kết quả của quá trình kiểm định này được trình bày chi tiết ở Phụ lục 7. Ngồi ra phương pháp phân tích khám phá EFA được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Kết quả phân tích nhân tố được trình bày chi tiết ở Phụ lục 8.
Bảng 2.8: Mã hoá thang đo yếu tố “Động lực làm việc”
Mã hoá Nội dung thang đo
ĐLLV1 Anh / chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại.
ĐLLV2 Anh / chị thấy được động viên trong công việc.
ĐLLV3 Anh / chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất.
Bảng 2.9: Mã hoá thang đo yếu tố “Bản chất cơng việc”
Mã hố BẢN CHẤT CƠNG VIỆC (CV)
CV1 Nhân viên được trao đủ quyền để thực hiện cơng việc của mình.
CV2 Cơng việc có nhiều thử thách thú vị.
CV3 Khối lượng công việc chấp nhận được.
CV4 Công việc phù hợp với khả năng của nhân viên.
Bảng 2.10: Mã hoá thang đo yếu tố “Đào tạo, thăng tiến”
Mã hố ĐÀO TẠO, THĂNG TIẾN (DT)
DT1 Cơng ty tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên. DT2 Tôi được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến
DT3 Nhân viên được đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết để hồn thành tốt cơng việc.
Bảng 2.11: Mã hóa thang đo yếu tố “Tiền Lương”
Mã hóa TIỀN LƯƠNG (TL)
TL1 Trả lương công bằng giữa các nhân viên. TL2 Các khoản thưởng đảm bảo hợp lý.
TL3 Tiền lương đủ đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của nhân viên.
TL4 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc.
Bảng 2.12: Mã hóa thang đo yếu tố “Cấp trên”
Mã hóa CẤP TRÊN (CT)
CT1 Cấp trên luôn biết gắn kết các thành viên
CT2 Cấp trên hỗ trợ, quan tâm nhân viên trong công việc.
CT3 Tôi học hỏi được nhiều từ cấp trên.
CT4 Cấp trên đối xử công bằng với cấp dưới.
Bảng 2.13: Mã hóa thang đo yếu tố “Đồng nghiệp”
Mã hóa ĐỒNG NGHIỆP (DN)
DN1 Tôi dễ dàng phối hợp với đồng nghiệp để hồn thành tốt cơng việc. DN2 Đồng nghiệp rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc
DN3 Đồng nghiệp rất quan trọng đối với tơi
Bảng 2.14: Mã hóa thang đo yếu tố “Điều kiện làm việc”
Mã hóa ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC (DK)
DK1 Nơi làm việc đảm bảo sự thoải mái, an toàn.
DK2 Được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công việc
DK3 Môi trường làm việc hiện đại giúp tôi hưởng ứng trong công việc
DK4 Công ty hỗ trợ công cụ làm việc và phương tiện đi lại tiện nghi
Bảng 2.15: Mã hóa thang đo yếu tố “Phúc Lợi”
Mã hóa PHÚC LỢI (PL)
PL1 Cơng ty tham gia đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định. PL2 Chế độ phúc lợi của công ty rất đa dạng và hấp dẫn.
PL3 Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nghỉ dưỡng.
2.4. “Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc tại công ty Việt Phú Phú
Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả kiểm định độ tin cậy của từng thang đo nghiên cứu (Kết quả trình bày ở Phụ lục 7 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kinh doanh tại công ty Việt Phú, kết quả cho thấy tất cả các yếu tố trong 6 thang đo đều đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.9 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)). Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, tác giả kiểm định giá trị trung bình từng yếu tố để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong thang đo đến động lực làm việc của nhân viên kinh doanh tại công ty Việt Phú. Với mức điểm đánh giá thang đo từ 1 – 5 ta có kết quả đánh giá theo số điểm như bên dưới.
Để có căn cứ xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao ĐLLV cho nhân viên kinh doanh của công ty Việt Phú, tác giả tiến hành phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV tại công ty Việt Phú, đồng thời kết hợp với phương pháp thống kê
mô tả để nhận biết mức đánh giá của nhân viên kinh doanh đối với từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV. Hơn nữa để có cơ sở vững chắc nhằm đưa ra các giải pháp tốt tác giả đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với 10 nhân viên kinh doanh, 2 Phó vùng và 2 Trưởng vùng kinh doanh (Phụ lục 6) đang làm việc tại công ty Việt Phú.
2.4.1. “Yếu tố Bản chất công việc
Việt Phú là cơng ty tài chính về mảng tiêu dùng cá nhân, đối tượng khách hàng chính là cơng nhân tại các khu cơng nghiệp lớn. Nhận thấy được nhu cầu của đối tượng này nên công ty Việt Phú đã ra đời Chương trình Phúc Lợi iCare với lãi suất 0% dành cho người lao động. Sự thành cơng của Chương trình này q nhanh chóng dẫn đến nhân viên kinh doanh tại cơng ty gần như khơng đáp ứng được, hay nói cách khác là nguồn nhân lực của cơng ty có hạn, điều này đã dẫn đến các đa số các nhân viên tại công ty đặc biệt là nhân viên kinh doanh phải làm ngoài giờ, tăng ca liên tục để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vấn đề này diễn ra vào những mùa cao điểm đã phần nào ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nhân viên kinh doanh.”
Bảng 2.16: Đánh giá về yếu tố Bản chất công việc
Yếu tố Bản chất công việc Giá trị
trung bình
Nhân viên được trao đủ quyền để thực hiện cơng việc của mình. 2.82
Cơng việc có nhiều thử thách thú vị. 3.62
Khối lượng công việc chấp nhận được. 3.48
Công việc phù hợp với khả năng của nhân viên. 3.37
(Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả)
“Kết quả đánh giá trị trung bình của các yếu tố Bản chất cơng việc ở mức trung
bình và khá. Yếu tố “Nhân viên được trao đủ quyền để thực hiện cơng việc của mình” được các ứng viên đánh giá chỉ ở mức độ trung bình. Để làm rõ các kết quả này, trong vòng phỏng vấn sâu các nhân viên kinh doanh công ty Việt Phú, khi được hỏi về những yếu tố nào mà anh / chị cảm thấy chưa hài lịng trong cơng việc thì có đáp viên cho rằng đó là vấn đề nhân viên kinh doanh chưa được trao đủ quyền để thực hiện công
chất công việc. Lý giải cho vấn đề này, hầu hết các đáp viên cho rằng trong khi bán hàng và tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng đôi khi họ cần biết gấp một số vấn đề như: ở thời điểm hiện tại sản phẩm này cịn hàng khơng, có ưu tiên được khuyến mãi hay tặng kèm sản phẩm gì khơng. Để biết được điều này, họ phải hỏi ngành hàng (bộ phận chun tìm hàng và nhận nguồn thơng tin sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất) làm mất nhiều thời gian của nhân viên kinh doanh lẫn khách hàng. Tuy nhiên, điều này còn dẫn đến việc khách hàng dễ dàng thay đổi ý định mua hàng trong trời gian chờ phản hồi của nhân viên kinh doanh, hiệu quả chốt đơn hàng giảm và gây mất thời gian cho người bán lẫn người mua.
Các nhân viên kinh doanh được hỏi đề xuất ban lãnh đạo công ty Việt Phú nên có những chính sách thuận lợi giúp các nhân viên kinh doanh biết trước những tin tức mới được cập nhập nhanh nhất và chủ động từ nhà sản xuất. Họ sẽ thuận lợi”và tự tin hơn khi tư vấn sản phẩm phù hợp cho nhu cầu khách hàng mà họ đang tiếp cận.
“Về vấn đề “Công việc phù hợp với khả năng của nhân viên”, được các ứng
viên đánh giá ở mức trung bình khá. Nhân viên kinh doanh tại công ty thông thường tốt nghiệp các ngành liên quan về tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh nên công việc của nhân viên kinh doanh tại công ty là sự kết hợp giữa kỹ năng chun mơn tài chính và kỹ năng mềm trong giao tiếp, đàm phán, tìm kiếm khách hàng. Hầu hết các nhân viên kinh doanh cảm thấy công việc phù hợp với chuyên ngành đã từng học và những thế mạnh của bản thân. Ngoài ra, qua hai tháng thử việc khi mới vào làm công ty, nhân viên kinh doanh sẽ được đào tạo, trao đổi, học hỏi tính chất tồn bộ cơng việc để nhận biết xem mình có phù hợp cho cơng việc kinh doanh hay khơng. Tuy nhiên, giá trị trung bình chỉ đạt ở mức 3.37 cũng cho thấy cảm nhận của nhân viên kinh doanh ở chỉ tiêu này cũng không cao, do nhân viên kinh doanh cảm thấy công việc kinh doanh không có định hướng phát triển kỹ năng nhiều hơn nữa. Thêm vào đó. các ứng viên được hỏi cho rằng do đặc thù ngành nghề của cơng ty Việt Phú là tài chính tiêu dùng cá nhân, cho phép khách hàng được mua sắm hàng hóa với lãi suất 0% với một số điều kiện nhất định nên đòi hỏi các nhân viên kinh doanh không những am hiểu về tính năng của nhiều sản phẩm và phải biết cách tiếp cận khéo léo, tạo cho khách hàng
sự tin tưởng mà từ đó tư vấn cho phù hợp với mong muốn, thỏa mãn nhu cầu của người mua. Do đó có nhiều lúc các nhân viên phải làm các công việc trái với chuyên môn đào tạo nhưng cũng vì mục đích chung của cơng ty là đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Các ứng viên mong muốn mình được huấn luyện tốt, và có nhiều lớp đào tạo chuyên môn từ nhà sản xuất để hiểu rõ hơn về cơng việc nói chung hay tính năng, đặc thù và điểm mạnh của từng sản phẩm nói riêng trước khi tiếp cận khách hàng.
Đối với yếu tố “Cơng việc có nhiều thử thách thú vị” của nhân viên kinh doanh được đánh giá ở mức độ khá, có giá trị trung bình là 3.62. Đối với tính chất cơng việc