Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 35)

Dương

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định

115/CP ngày 30/12/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi giao dịch là Bank For Foreign Trade of

Viet Nam, viết tắt là Vietcombank hay VCB, và chính thức đi vào hoạt động vào

ngày 01/04/1963. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, có chức năng duy nhất

phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước, kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tuân theo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật tổ chức tín dụng

được Quốc hội thơng qua. Sự ra đời của VCB đánh dấu một bước phát triển quan

trọng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 ngày 02/06/2008, theo đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ khi cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng đổi mới, sớm tiếp cận và thích nghi với kinh tế thị trường, tiếp tục góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập với bên ngoài. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như là một ngân hàng có uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh tốn xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính ngân hàng quốc tế, kể cả nghiệp vụ thẻ tín dụng, Visa, Master Card,...

Chặng đường VCB đã đi qua tuy chưa dài so với bề dày lịch sử, song sự phát triển của VCB là vững chắc cả về số lượng và chất lượng, và đã đạt được những

Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên Hiệp hội

Ngân hàng Việt Nam, thành viên Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, là ngân hàng duy nhất Việt Nam 4 năm liền được tạp chí The Banker (thuộc Financial Times) bầu chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Tạp chí Euro Money bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2003”. Tổ chức thẻ Visa quốc tế trao tặng giải thưởng

“Người dẫn đầu về chiến lược năm 2003”; giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”.

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình

Dương

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bình Dương được thành lập vào ngày 08/07/1998 theo quyết định số 225/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 01/09/1999 Chi nhánh đã khai trương và chính thức đi vào hoạt động, là thành viên thứ 24 của VCB và là một trong số chi nhánh non

trẻ nhất trong hệ thống.

So với các chi nhánh khác, khi thành lập VCB Bình Dương có những khó

khăn riêng như khơng được nâng cấp từ phòng giao dịch hay chi nhánh cấp 2, do

vậy không được kế thừa dư nợ cho vay hay mối quan hệ sẵn có với các doanh nghiệp trên địa bàn, không được Trung ương tăng cường cán bộ lãnh đạo, hay cán bộ nghiệp vụ, trụ sở làm việc phải thuê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương.

Đây thực sự là một quá trình đầy trăn trở trên bước đường tìm hướng đi, có thể nói

tất cả đều khởi đầu từ con số 0.

VCB Bình Dương đã khơng ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, phát triển với tốc độ khá nhanh trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Đến năm 2010, VCB Bình Dương phát triển quy mơ hoạt động bao gồm 01 trụ sở chính và 05 phịng Giao dịch. Tổng nguồn vốn đạt 5.118 tỷ đồng, gấp 253 lần so với 1999, trong đó vốn huy động đạt 3.041 tỷ đồng, gấp 433 lần so với năm 1999. Dư nợ tín dụng đạt 4.860 tỷ đồng, gấp 307 lần so với năm đầu thành lập. Doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng bình quân 61%/năm, đã trở thành ngân hàng thanh toán xuất nhập khẩu chủ lực trên địa bàn.

Bảng 2.1: Tổng kết hoạt động của VCB Bình Dương từ năm 2006 - 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng, triệu USD, thẻ, %

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010 1. Tổng nguồn vốn 2,789 3,578 4,204 5,118 6,182

Tăng trưởng năm 12% 28% 17% 22% 21%

2. Nguồn vốn huy

động 967 1,554 2,282 3,065 4,266

Tăng trưởng năm 30% 61% 47% 34% 39%

3. Dư nợ tín dụng 2,282 3,017 3,799 4,393 4,860

Tăng trưởng năm 4% 32% 26% 16% 11%

4. Doanh số KDNT 501 744 938 775 894

Tăng trưởng năm 62% 48% 26% -17% 15%

5. Doanh số TTQT 529 746 920 772 894

Tăng trưởng năm 3.7% 41.1% 23.3% -16.1% 15.7%

6. Số thẻ ATM 53,823 85,182 114,181 149,662 181,661

Tăng trưởng năm 60% 58% 34% 31% 21%

7. Số lao động 149 147 164 180 188

Tăng trưởng năm 22% -1% 12% 10% 4%

8. Lợi nhuận sau thuế 33 57 72 73 135

Tăng trưởng năm 13% 75% 25% 2% 84%

(Nguồn: Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Giai đoạn từ năm 2006 – 2010 các mặt hoạt động kinh doanh của VCB Bình Dương đều tăng trưởng cao, huy động vốn tăng bình quân 42%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình qn 18%/năm, thanh tốn quốc tế tăng bình quân 12%/năm… đặc biệt là

chỉ tiêu lợi nhuận năm 2010 tăng 309% so với năm 2006, tốc độ tăng bình quân 35%/năm. Từ cuối năm 2008 sang năm 2009, nền kinh tế phải chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tình hình kinh tế Bình Dương chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới với rất nhiều khó khăn, thách thức, giá cả và lãi suất liên tục tăng cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Với những chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế đã tác động lên thị trường vốn và ngoại hối, cả hai thị trường này đều có

những diễn biến hết sức phức tạp. Đối mặt với những khó khăn, thách thức đó VCB Bình Dương vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tuy tốc độ năm sau có thấp

hơn năm trước nhưng các chỉ tiêu đều tăng trưởng. Năm 2009 với sự ảnh hưởng sâu

sắc của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ở các nghiệp vụ như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đã có sự giảm sút và các chỉ tiêu còn lại chỉ đạt mức tăng

Dương khơng ngừng khắc phục khó khăn, nắm bắt cơ hội để có thể đạt được những

kết quả kinh doanh khả quan.

Từ thực tiễn và với những kết quả đạt được, VCB Bình Dương đã từng bước khẳng định sự trưởng thành và phát triển của mình và tiếp tục nỗ lực phấn đấu nhiều

hơn nữa mới theo kịp xu thế thời đại, hòa nhập vào cơ chế thị trường, VCB Bình Dương tiếp tục mở rộng quy mô, mạng lưới chất lượng phục vụ, vững bước đồng

hành cùng các nhà doanh nghiệp đặc biệt là các nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực TT XNK. VCB Bình Dương ln là ngân hàng đầu tàu trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu bằng bề dày kinh nghiệm và liên tục đổi mới để phù hợp với yêu cầu chung của khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 35)