Số liệu TTXNK của một số chi nhánh trong hệ thống VCB năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Đơn vị tính: triệu USD, tỉ lệ %

ST T Tên chi nhánh Thanh toán nhập khẩu Thanh toán xuất khẩu Tổng TTXNK Tỷ trọng chi nhánh/toàn hệ thống 1 Hồ Chí Minh 4,700 3,595 8,295 27.22 2 Hội sở 3,064 1,947 5,011 16.44 3 Sở Giao dịch 1,916 2,560 4,476 14.69 4 Đồng Nai 636 617 1,253 4.11 5 Vũng Tàu 428 713 1,141 3.74 6 Bình Dương 435 483 918 3.01 (Nguồn : Phịng Tổng hợp thanh tốn VCB)

Đến cuối năm 2010, VCB có 73 chi nhánh cấp 1 trực thuộc trung ương. Mỗi

chi nhánh thành lập đều chú trọng đến việc phát triển thương hiệu VCB đặc biệt trong lĩnh vực TT XNK. Với sự đóng góp của 73 chi nhánh năm 2010 TT XNK đạt gần 31 tỉ USD, chiếm thị phần xấp xỉ 20% TT XNK cả nước và là ngân hàng duy

nhất Việt Nam giữ vai trò đầu tàu trong lĩnh vực TT XNK trong những năm vừa qua.

VCB Bình Dương là chi nhánh non trẻ và liên tục gia tăng trong TTXNK với tốc độ tăng đáng khích lệ bình qn 81%/năm. Năm 2010 TTXNK VCB Bình

Dương đạt 918 triệu USD, xếp thứ 6 trong toàn hệ thống và liên tục duy trì ở tốp 10

chi nhánh có TTXNK lớn trong hệ thống từ năm 2006 đến nay.

Trong toàn hệ thống, nổi bật nhất là VCB chi nhánh Hồ Chí Minh chiếm 27.22% trên tổng TTXNK, những chi nhánh chiếm tỉ trọng trên 10% như: Hội sở (16.44%), Sở Giao dịch (14.69%). Ngoài những chi nhánh lớn chiếm tỷ trọng đa số về TT XNK như trên, những chi nhánh xếp hàng kế tiếp chiếm tỉ trọng từ 3% đến 4% trong toàn hệ thống là Chi nhánh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, cịn lại 67 chi nhánh chiếm tỉ trọng TTXNK xấp xỉ 1% (Phụ lục1). Mặc dù những chi nhánh

khác chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong TTXNK toàn hệ thống nhưng trên địa bàn hoạt động vẫn chiếm được vị trí hàng đầu bằng uy tín và bề dày kinh nghiệm trong TTXNK của VCB.

Bảng 2.10. Doanh số TTXNK các NHTM tỉnh Bình Dương năm 2010

Đơn vị tính: triệu USD, tỷ lệ %

Tên ngân hàng / Chỉ tiêu Thanh toán nhập khẩu Thanh toán xuất khẩu Tổng TTXNK Thị phần 1. VCB 483 435 918 25 2. Agribank 338 531 869 24 3. Vietinbank 242 221 463 12 4. BIDV 194 190 384 11 5. ACB 88 174 262 8 6. Eximbank 81 151 232 7 7. Đông Á 92 143 235 6 8. Các ngân hàng khác 219 40 259 7 Tổng thanh toán XNK 1,737 1,885 3,622 100

Biểu đồ 2.1. Thị phần TTXNK các NHTM tỉnh Bình Dương năm 2010

Như đã nêu, tồn tỉnh hiện có 46 ngân hàng với 60 chi nhánh, trong số 46 ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 50% là các ngân

hàng có quy mơ nhỏ, mới gia nhập thị trường, những ngân hàng lớn trong khối ngân hàng quốc doanh vẫn chiếm thị phần lớn trong các mặt hoạt động ngân hàng kể cả thanh toán XNK. VCB vẫn là đơn vị dẫn đầu về thanh toán xuất nhập khẩu so với

các ngân hàng khác. Tuy nhiên, đối thủ lớn của VCB là Agribank với thị phần xấp

xỉ gần bằng VCB, 24% so với 25% thị phần của VCB, chủ yếu là do Agribank thành lập từ rất lâu trên địa bàn với lượng khách truyền thống đa dạng kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân… Agribank cũng thể hiện rất tốt trong vai trò dẫn đầu thị phần về huy động vốn và cho vay với chính

sách khá năng động. Kế đến là Vietinbank thể hiện là một NH TMCP năng động,

liên tục gia tăng thị phần trong tất cả các mặt hoạt động. Trong khối ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn, ACB chiếm thị phần TTXNK cao nhất với TTXNK đạt 262 triệu USD, chiếm 8% thị phần, vai trò này cũng được chuyển đổi cho nhau giữa ACB và Eximbank trong những năm gần đây, những ngân hàng này thể hiện cách thức kinh doanh rất năng động và hiệu quả. Sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn và thị phần của VCB Bình Dương liên tục bị sụt giảm, nếu như

trong năm 2006 thị phần VCB Bình Dương chiếm hơn 40% thì đến năm 2010 thị

phần chỉ cịn lại 25%, giảm 15% so năm 2006.

2.3. Rủi ro trong hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu tại VCB Bình Dương 2.3.1. Rủi ro trong hoạt động thanh toán nhập khẩu

* Theo phương thức chuyển tiền đi

+ Rủi ro về “ vi phạm các qui định về quản lý ngoại hối của NHNN” :

- Nhà nhập khẩu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để ứng trước tiền hàng

nhưng sau đó khơng nhận được hàng hoặc nhận hàng với trị giá thấp hơn số tiền ứng trước.

- Dữ liệu trên tờ khai hải quan bị sai sót. Chứng từ quan trọng mà ngân hàng phải kiểm tra trong việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền là tờ khai hải quan do nhà nhập khẩu khai báo và Cục Hải quan chứng thực. Trong trường hợp dữ liệu khai báo bị sai sót, việc chỉnh sửa các dữ liệu này địi hỏi phải có sự xác nhận của Cục Hải quan, khách hàng cảm thấy phiền toái và Cục Hải quan cũng không muốn việc xác nhận này. Nếu chấp nhận thực hiện các giao dịch mà tờ khai hải quan bị chỉnh sửa các dữ liệu chỉ có xác nhận của cơng ty nhập khẩu, VCB Bình Dương gặp nhiều bất lợi trong việc giải trình với thanh tra của Ngân hàng nhà nước về tính hợp lệ của thủ tục chuyển tiền.

+ Chuyển tiền khi chưa có giấy phép con của cơ quan chủ quản về việc cho

phép nhập khẩu đối với hàng chuyên dùng hoặc chưa có sự chấp thuận hay cho phép của Ngân hàng nhà nước đối với những giao dịch trả chậm/thanh toán trễ hạn

trên 1 năm.

+ Rủi ro liên quan đến rửa tiền. Các khoản chuyển tiền có trị giá lớn, số tiền chẵn bằng đồng Đô la Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị các ngân hàng Mỹ quan tâm, kiểm soát và kiểm tra lại với VCB Bình Dương nhằm phịng tránh việc rửa tiền.

* Theo phương thức nhờ thu chứng từ

+ Rủi ro do Lệnh nhờ thu có chỉ thị đặc biệt. Các bộ chứng từ nhập khẩu

được thanh toán theo phương thức nhờ thu trả ngay D/P điều kiện sau: D/P 30 days

after sight tức là thanh toán trả ngay sau 30 ngày, bộ chứng từ được giao ngay cho nhà nhập khẩu để nhận hàng nhưng ngân hàng nước ngồi bắt buộc phải thanh tốn sau 30 ngày nếu nhà nhập khẩu chấp nhận lấy bộ chứng từ. Nếu VCB Bình Dương

bỏ qua chỉ thị này sẽ dẫn đến ngân hàng phải thanh toán thay cho nhà nhập khẩu khi

đến hạn do đã giao chứng từ theo chỉ thị trên.

+ Rủi ro do khơng tn thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ. Các bộ chứng từ nhập khẩu được thanh toán theo phương thức nhờ thu trả chậm D/A có đính kèm hối phiếu địi tiền VCB Bình Dương, và chứng từ vận tải B/L được lập theo lệnh của VCB Bình Dương. Theo quy trình nghiệp vụ nhờ thu chứng từ của hệ thống VCB, khách hàng nhập khẩu phải ký quỹ 100% đối với trường hợp này. Qui định này hồn tồn khơng khả thi trong thực tế vì gây ứ đọng vốn của khách hàng nhưng nếu đi ngược với qui định này, rủi ro hồn tồn về phía VCB Bình Dương khi đến hạn thanh tốn khách hàng khơng có khả năng thanh toán.

+ Rủi ro về việc không thu hồi được các khoản chi phí. Khách hàng nhập khẩu từ chối nhận và thanh toán các bộ chứng từ nhờ thu, và cũng không chấp nhận thanh tốn bất kỳ chi phí phát sinh kể cả phí thơng báo chứng từ đến lẫn phí gởi trả lại chứng từ cho ngân hàng nhờ thu. Do vậy, VCB Bình Dương buộc phải gởi trả lại chứng từ cho ngân hàng nhờ thu và đòi họ thanh tốn các chi phí liên quan, trong đó có chi phí chuyển phát mà VCB Bình Dương đã thanh toán trước cho dịch vụ

chuyển phát. Khi đó, ngân hàng nhờ thu khơng trả tiền phí, bất chấp tra sốt của VCB Bình Dương dù đã nhận lại đầy đủ chứng từ.

* Theo phương thức tín dụng chứng từ

+ Rủi ro liên quan đến uy tín kinh doanh, khả năng tài chính, tình hình hoạt

động của người u cầu mở L/C, tranh chấp giữa VCB Bình Dương và khách hàng

về tình trạng bất hợp lệ của chứng từ dù rằng trách nhiệm kiểm tra và quyết định tình trạng chứng từ là thuộc về ngân hàng.

- Bộ chứng từ bất hợp lệ đã được chấp nhận nhưng sau đó nhà nhập khẩu yêu cầu VCB Bình Dương khơng thanh tốn cho phía nước ngồi vì họ phát hiện hàng hóa được giao khơng đúng với hợp đồng ngoại thương.

- Thanh toán trễ hạn đối với các bộ chứng từ theo L/C trả ngay dẫn đến việc ngân hàng xuất trình chứng từ địi lãi chậm trả nhất là đối với các bộ chứng từ có trị giá lớn.

- Đến hạn thanh toán nhưng nhà nhập khẩu thoái thác nhận chứng từ, từ chối

thanh toán, gây áp lực giảm giá đối với nhà xuất khẩu vì những lý do khác nhau

nhà nhập khẩu đã nhờ đến sự hỗ trợ của VCB Bình Dương tìm ra các sai sót chứng từ. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho chính VCB Bình Dương trong trường hợp muốn hài hòa ý muốn từ chối thanh toán của khách hàng nhập khẩu và nhận tiền thanh toán của nhà xuất khẩu thông qua các ngân hàng đại lý. Cho đến nay, tình trạng này vẫn tiếp diễn, thậm chí với mật độ dày mà VCB Bình Dương vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để.

- Đến hạn thanh tốn nhưng nhà nhập khẩu khơng có khả năng tài chính để

thực hiện việc thanh tốn. Khi đó, VCB Bình Dương buộc phải u cầu các cơng ty này nhận nợ vay bắt buộc để thanh toán. Điều này, bất lợi cho cả khách hàng lẫn VCB Bình Dương. Đối với khách hàng, nhận nợ vay bắt buộc đồng nghĩa với uy tín trong thanh tốn bị sút giảm, chi phí cho sản xuất tăng cao, đối với VCB Bình Dương, cho nhận nợ bắt buộc mặc nhiên là rơi vào nhóm nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

+ Rủi ro về gian lận và chứng từ giả mạo. Việc kiểm tra tính chân thật của

bộ chứng từ là vô cùng cần thiết để tránh lừa đảo, nhất là vận tải đơn, nhưng rất khó thực hiện bởi lẽ cịn thiếu sự trao đổi về mẫu biểu, danh mục chữ ký giữa ngân hàng

và các cơ quan hữu quan dù rằng theo UCP ngân hàng khơng chịu trách nhiệm về

tính chân thật của chứng từ. Đối với các L/C nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất có trị giá lớn, việc giữ lại một khoản tiền và chỉ thanh tốn phần tiền này khi có Biên bản thơng qua/Bảo lãnh bảo hành về việc lắp đặt và vận hành máy là

điều luôn được yêu cầu bởi nhà nhập khẩu cũng như VCB Bình Dương khi thực hiện tài trợ. Thực tế cho thấy người thụ hưởng cũng lợi dụng các chứng từ dạng này

để địi tiền VCB Bình Dương và nhân viên nghiệp vụ cũng khó phát hiện được nếu

khơng có sự trao đổi kịp thời với nhà nhập khẩu.

+ Rủi ro từ phía bộ phận nghiệp vụ của VCB Bình Dương:

- Vi phạm qui định quản lý ngoại hối của NHNN: phát hành L/C nhập khẩu mặt hàng khơng có trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Rủi ro khi phát hành bảo lãnh nhận hàng hay ký hậu vận đơn hàng khơng. Theo quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh tốn thư tín dụng chứng từ có hiệu lực từ ngày 01/03/2008 của hệ thống VCB, để VCB phát hành thư bảo lãnh hoặc thư ủy quyền nhận hàng, khách hàng phải có cam kết chấp nhận thanh tốn và nộp đủ tiền

hàng được phát hành thay cho vận đơn đường biển còn thư ủy quyền nhận hàng được phát hành thay cho vận đơn hàng không, và việc ký hậu chỉ dành cho vận đơn đường biển. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là bộ phận nghiệp vụ của VCB Bình Dương lại đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong việc “Ký hậu vận đơn hàng không

thay cho việc phát hành thư ủy quyền nhận hàng hoặc phát hành các thư bảo lãnh

nhận hàng theo mẫu của các hãng tàu trên thế giới, trong đó đề cập rằng việc thực hiện tố tụng và giải quyết khiếu kiện sẽ được căn cứ theo luật điều chỉnh của quốc gia của các hãng tàu này”.

+ Rủi ro khách quan:

- Sự can thiệp của tịa án vào q trình thanh tốn. Thi hành án dân sự theo phán quyết của Tòa án, Phòng thi hành án địa phương đã có văn bản u cầu VCB Bình Dương giữ và khơng thanh tốn bộ chứng từ khi có tranh chấp dù trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến nhà nhập khẩu. Bất chấp việc nhà nhập khẩu đã nộp đủ tiền thanh toán cùng với thư chấp nhận chứng từ cũng như việc đòi tiền liên tục từ ngân hàng xuất trình, VCB Bình Dương vẫn khơng thể phóng thích chứng từ và thực hiện

thanh tốn. Hơn thế nữa, VCB Bình Dương cịn bị buộc tham gia vào việc thực hiện

án một cách miễn cưỡng với tư cách là người phối hợp thực hiện.

- Ngồi ra, q trình thanh tốn nhập khẩu tại VCB cũng gặp phải những rủi

ro như khủng bố, thiên tai… làm thất lạc chứng từ của những nhà chuyên chở mà

bản thân họ cũng được miễn trách nhưng ngân hàng cũng phải thanh toán cho bộ chứng từ thất lạc này.

2.3.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu

* Theo phương thức chuyển tiền

Rủi ro từ phía ngân hàng chuyển tiền và/hoặc người hưởng lợi. Ngân hàng

chuyển tiền yêu cầu VCB Bình Dương chuyển lại khoản tiền đã chuyển cho một

người hưởng khác cũng là khách hàng của hệ thống VCB hoặc yêu cầu trả lại (thoái

hối) cho họ số tiền này vì họ đã chuyển nhầm do sự cố kỹ thuật hoặc lỗi của nhân viên thao tác nghiệp vụ, nhưng tài khoản của khách hàng khơng có đủ tiền cho việc thu hồi.

* Theo phương thức nhờ thu

+ Rủi ro do chiết khấu chứng từ nhờ thu trả chậm nhưng ngân hàng thu hộ không thanh toán tiền hàng khi đến hạn.

+ Rủi ro bị lừa đảo do gửi chứng từ đến ngân hàng thu hộ khơng có thực.

+ Do khơng am hiểu luật địa phương. Các bộ chứng từ xuất khẩu theo dạng nhờ thu trả ngay D/P thường bị ngân hàng thu hộ ở Úc và Singapore từ chối thanh tốn vì hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền ngân hàng thu hộ mà lẽ ra phải địi tiền người mua là khơng phù hợp với luật địa phương dù người mua sẵn sàng chấp nhận chứng từ và thanh toán.

* Theo phương thức tín dụng chứng từ

+ Rủi ro do chiết khấu chứng từ theo L/C có điều khoản đặc biệt “Ngân hàng phát hành chỉ thanh toán khi hàng hóa được chấp nhận thơng quan bởi cơ quan kiểm tra thực phẩm của nước nhập khẩu”. Các L/C xuất hàng thủy sản vào thị

trường EU thường có điều khoản đặc biệt như sau: 1/ Ngân hàng phát hành sẽ giao

bộ chứng từ được xuất trình bởi người thụ hưởng cho người yêu cầu mở L/C mà khơng phải thực hiện thanh tốn. Điều kiện này nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra hàng hóa của các cơ quan chức năng trên cơ sở cam kết của người yêu cầu mở L/C về việc sẽ thông báo ngay lập tức cho ngân hàng phát hành kết quả kiểm tra của

cơ quan chức năng. 2/ Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng (do người yêu cầu mở L/C cung cấp), hoặc văn bản

của người yêu cầu mở L/C xác nhận rằng cơ quan chức năng đã chấp thuận cho

hàng hóa được nhập vào nước sở tại. 3/ Ngân hàng phát hành được miễn trừ trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)