3.2. Giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì vấn đề sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, bố trí cơng tác phù hợp với khả năng trình độ là hết sức cần thiết, đảm bảo được an tồn trong q trình thanh tốn XNK. Và để làm được điều này thì ngân hàng phải tập trung vào
chiến lược con người. Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động ngân hàng. Việc bồi dưỡng nguồn nhân lực cần bắt đầu từ việc tuyển chọn những người có năng lực, có hồi bão và khả năng làm việc độc lập, có tinh thần học hỏi và nắm bắt những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Những cán bộ trẻ được xác định là có năng lực, có phẩm chất tốt, được đào tạo đạt kết quả cao, có nghiệp vụ chuyên môn sâu, tin học tốt cần
được quan tâm, mạnh dạn bố trí vào cương vị thích hợp để có điều kiện khẳng định
mình và đóng góp tối đa cho ngân hàng.
Có thể nói nghiệp vụ TT XNK là một nghiệp vụ mang tính quốc tế, đa dạng, phức tạp, đòi hỏi cán bộ làm cơng tác thanh tốn phải được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, thường xuyên cập nhật những thay đổi mới về các luật
điều chỉnh thì mới đảm bảo được tính an tồn và hiệu quả của nghiệp vụ, phòng
tránh rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải tăng cường công tác đào tạo cán bộ làm công tác này đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế, bằng các biện pháp sau:
+ Chặt chẽ trong khâu tuyển dụng nhằm đảm bảo cán bộ TT XNK là những
người được đào tạo chính quy, thực sự có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt tạo
nguồn cán bộ ổn định cho ngân hàng.
+ Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm cơng tác TT XNK bằng cách thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ từ đó bố trí cán bộ phù hợp với năng lực của mỗi người, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người
đúng việc theo trình độ và yêu cầu công việc.
+ Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác TT XNK theo
đúng đối tượng, khuyến khích tinh thần tự học của mỗi người, tổ chức các lớp đào
tạo về ngoại ngữ, tin học cho các thanh toán viên, đảm bảo các thanh toán viên đạt các yêu cầu sau:
- Nắm rõ các quy định pháp luật trong nước về nghiệp vụ TT XNK để
tránh vi phạm pháp luật trong nước cũng như luật pháp quốc tế, các điều kiện
thương mại quốc tế (Incoterms)… Ngồi ra, thanh tốn viên cần nắm vững, vận
dụng thành thạo và cập nhật thường xuyên những thay đổi về các luật điều chỉnh
trong TT XNK như Luật về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế, các thông lệ quốc tế như
UCP, ISBP, URR, URC,... từ đó giúp thanh tốn viên có khả năng tác nghiệp, tư vấn, hướng dẫn khách hàng trong việc lựa chọn phương thức thanh tốn thích hợp
và đảm bảo quy trình thực hiện cơng tác TT XNK tại ngân hàng không bị gián đoạn.
- Nắm chắc các quy trình nghiệp vụ, hiểu biết thêm về các nghiệp vụ liên
quan như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận, kiểm định, hải quan… hiểu biết các
chứng từ thương mại như phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ xuất xứ hàng hóa… từ đó có thể tư vấn cho khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
- Nắm rõ khái niệm, bản chất, cách vận dụng, những ưu khuyết điểm và trách nhiệm của các bên tham gia trong các phương thức thanh toán nhằm tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh tốn an tồn nhất, phù hợp với khả
năng thực hiện và tập quán thương mại của các bên.
+ Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ làm công tác TT XNK trong hệ thống tham gia nhằm trao đổi kinh nghiệm làm việc, thảo luận các tình huống khó khăn để cùng nhau giải quyết và rút kinh nghiệm, trao đổi về kỹ
thuật phát hiện lỗi bất hợp lệ của bộ chứng từ và cách phòng ngừa cũng như cách xử lý các tranh chấp phát sinh.
+ Tạo môi trường làm việc tốt để nhân viên làm việc một cách hăng say, tận tâm với công việc, phát huy được khả năng với tinh thần trách nhiệm cao. Xây dựng
môi trường làm việc tốt là phải xây dựng được mối quan hệ cởi mở, chân thành giữa
lãnh đạo và nhân viên, xây dựng được sự thân tình, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa
các đồng nghiệp, là mơi trường mà mỗi người có thể cống hiến và phát huy được năng lực của bản thân, được tôn trọng và đánh giá khách quan công bằng, để mỗi nhân viên xem nơi làm việc của mình như là ngơi nhà thứ hai của mình và hết mình
vì cơng việc, làm hết việc chứ không hết giờ, phát huy được tốt nhất năng lực làm việc của mình và cống hiến hết mình cho cơng việc.
+ Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng tạo nên được nét riêng cho sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Mỗi nhân viên cần có kỷ luật cao trong cơng viêc, tuân thủ giờ giấc làm việc, nghiêm túc chấp hành nội quy cơ quan, tác phong làm việc phải thật sự chuyên nghiệp, có sự hợp tác chặt chẽ, sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng giữa các nhân viên và giữa các phòng ban trong q trình giải quyết cơng việc, tinh thần đoàn kết nội bộ cao, phục vụ khách hàng với một thái độ chu đáo, nhiệt tình, ln hướng tới mục tiêu chung của ngân hàng. Tạo được bầu khơng khí làm việc hịa nhã, thân thiện với khơng gian giao dịch sạch sẽ, thoáng mát, trang phục làm việc đồng bộ tạo nên sự chuyên nghiệp trong tác phong phục vụ khách hàng, đem lại cho khách hàng cảm giác thân thiện, cởi mở, từ đó tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý: Việc đề bạt cán bộ vào những chức vụ quan trọng nên căn cứ vào thang điểm đánh giá hoàn thành công việc hàng
năm và thơng qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm minh bạch. Phải thường xuyên thanh
lọc và thay thế các nhà quản lý yếu kém, thiếu năng động, không đáp ứng yêu cầu công việc và khơng hồn thành các kế hoạch đề ra, tạo điều kiện cho những nhân viên giỏi có năng lực thực sự có cơ hội để thăng tiến, tránh tình trạng chảy máu chất xám chỉ vì cơ chế đề bạt cán bộ không được công bằng, kém minh bạch.