tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương
Hoạt động TTXNK tại VCB Bình Dương ln đạt mức tăng trưởng cao qua
các năm với những con số đầy khích lệ về lượng giao dịch lớn cũng như doanh số
thanh toán cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế thế giới và
đầy sự cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế, hoạt động TTXNK của VCB nói
khó khăn, trở ngại trong việc đạt đến mức cao nhất về khả năng cũng như tầm hoạt động. Có thể kể đến những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến TTXNK tại VCB
Bình Dương như sau:
2.6.1. Thuận lợi
2.6.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
+ Q trình tồn cầu hóa, tự do hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, nền tài chính – ngân hàng Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập với
việc tham gia vào các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu như khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), Hiệp định
thương mại Việt Mỹ, Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Quá trình tồn cầu hóa
và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng mở ra những cơ hội trao
đổi, hợp tác quốc tế, giúp cho các TCTD tận dụng các thế mạnh về nguồn vốn, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia có trình độ phát triển cao; thơng qua hội nhập quốc tế tạo ra động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các đòi hỏi của quá trình hội nhập và thực hiện cam kết với các định chế tài chính, các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
Việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Điều đó đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng như doanh số
thanh tốn xuất khẩu qua ngân hàng, trong đó có VCB Bình Dương vì ở đây có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là chủ yếu.
+ Hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, tạo nên hành lang pháp lý khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo ra khuôn khổ pháp lý khuyến khích các TCTD thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động bình
đẳng trong hoạt động ngân hàng. Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có hiệu quả
góp phần cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định. Các văn bản quy phạm pháp luật về quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay,… ngày càng hoàn thiện, tiến dần đến thơng lệ quốc tế.
+ Chính phủ và các Bộ, Ngành, Địa phương cũng như các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đã tích cực triển khai các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu, nhất là các chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của các ngân hàng, quỹ đầu
tư và chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Nhờ đó, xuất khẩu
Việt Nam ln tăng trưởng (bình qn mỗi năm là 24,7%).
+ Mơi trường kinh doanh tại tỉnh Bình Dương có nhiều thuận lợi.
Bình Dương là một trong các tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất
nước, với nhiều thành tựu nổi bật về phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với nhiều khu công nghiệp được thành lập, hàng năm thu hút được rất
nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, sản xuất kinh doanh. Với số lượng lớn các doanh nghiệp được thành lập cũng kéo theo hàng loạt các dịch vụ tài chính - ngân hàng trong đó có TTXNK. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh liên tục gia tăng, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 8.294,7 triệu USD, tăng 23,5%, kim ngạch nhập khẩu đạt 7.126,1 triệu USD, tăng 25,6% so cùng kỳ (Nguồn cục thống kê tỉnh Bình Dương). Với tốc độ phát triển cao về kim ngạch xuất khẩu đã tạo điền kiện rất lớn cho sự phát triển TTXNK các NHTM trên
địa bàn trong đó có VCB Bình Dương.
2.6.1.2. Lợi thế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong cơng tác thanh tốn xuất nhập khẩu
VCB là ngân hàng thương mại có uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nên được đa số doanh nghiệp tin cậy và chọn lựa thực hiện
giao dịch, nhất là những giao dịch có độ phức tạp cao. Trong hoạt động thanh toán nhập khẩu, một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các tổng công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh số thanh toán nhập khẩu của hệ thống VCB, vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm thanh tốn của hệ thống VCB do thói quen sử dụng và cũng vì quan hệ truyền thống, lâu
đời giữa họ với ngân hàng. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng và
một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đầy năng lực và nhiệt huyết, VCB luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
VCB có nguồn ngoại tệ dồi dào, đa dạng, luôn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp trong việc vay vốn cũng như mua ngoại tệ để thanh toán tiền
hàng ra nước ngồi. VCB ln được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về
nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển trong q
trình hội nhập, VCB nói chung đã, đang và tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Đến nay VCB đã được trang bị hệ thống công nghệ khá hiện đại nhằm
cung cấp các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, tạo
được niềm tin của khách hàng.
VCB có mạng lưới ngân hàng đại lý lớn và uy tín khắp nơi trên thế giới. Đến
cuối năm 2010, VCB đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1.300 ngân hàng trên 90 quốc gia trên khắp các vùng lãnh thổ giúp cho VCB thực hiện hoạt động TTXNK một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng phong phú của khách hàng.
VCB là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tư vấn Doanh nhân APEC, Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương… VCB cịn có sự hiện diện thương mại tại nước ngồi thơng qua các
văn phịng đại diện tại Paris, Singapore cùng với Công ty Tài chính Vinafico tại
Hồng Kơng.
2.6.2. Khó khăn
2.6.2.1. Mơi trường kinh tế vĩ mơ
+ Tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới ngày càng khó khăn.
- Nền kinh tế Mỹ bộc lộ nhiều bất ổn, thất nghiệp gia tăng, tín nhiệm tín dụng bị hạ, Chính phủ phải liên tục đưa ra những gói cứu trợ cho những tổ chức tài chính lớn... Do Mỹ là một cường quốc kinh tế, đồng USD có ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế trên khắp thế giới, mỗi biến động nhỏ trong nội quốc của Mỹ cũng có thể làm cho các quốc gia khác bị tác động, đặc biệt là những quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với Mỹ, xem thị trường Mỹ là thị trường chủ lực. Đồng USD trong
giai đoạn này được dự báo theo nhiều hướng khác nhau, làm cho giá cả các mặt
hàng xuất nhập khẩu trở nên khó lường.
- Rào cản thương mại và phi thương mại ở nhiều thị trường xuất khẩu đã gây
khó khăn cho đầu ra hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010. Đặc
may, giày dép ở Mỹ, Canada, châu Âu đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lao đao, và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTXNK của ngành ngân hàng, trong đó có hệ thống VCB mà VCB Bình Dương là một thành viên.
+ Thị trường bị chia sẻ do quá nhiều ngân hàng được phép hoạt động. Số
lượng ngân hàng ngày càng nhiều với sự tồn tại và hoạt động của hơn 80 hệ thống
ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam là một thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTXNK nói riêng. Do đó, sự phân chia thị trường, sự chia sẻ khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc chiến tìm kiếm, thu hút, giữ chân khách hàng cũng như xây dựng, duy trì, phát triển thị phần hoạt động, sự cạnh tranh giữa VCB với các ngân hàng thương mại khác ngày càng trở nên gay gắt. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như HSBC,
CitiBank và các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Sacombank, Đông Á,
Eximbank với việc mở rộng mạng lưới giao dịch đến tận các khu vực phường, xã cùng với các chính sách khách hàng hấp dẫn, đồng bộ như mức phí linh hoạt, lãi suất cạnh tranh, tốc độ phục vụ tốt.
+ Tỉ giá, lãi suất không ổn định, lạm phát gia tăng.
- Tỷ giá: trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá khá
phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng, khoảng cách
giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do đôi khi vẫn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Những tháng cuối năm tỷ giá càng biến động, thị trường ngoại hối ln có biểu hiện căng thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mơ đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
- Lãi suất: diễn biến của lãi suất năm 2010 đi theo kịch bản của năm 2009: lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm. Lãi suất huy động chịu sức ép tăng trong năm do một số nguyên nhân chính: nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế. Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ của các chính sách,
lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mơ của Chính phủ và
các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN do sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý, kỳ vọng của người dân…
Lãi suất cho vay ở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Đặc biệt trong năm 2010 lãi suất cho vay ở mức khá cao khoảng 14,5 – 18%. Lãi suất cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả TT XNK của ngân hàng.
- Lạm phát và giá cả: lạm phát có những diễn biến phức tạp và có chiều
hướng gia tăng. Lạm phát và giá cả của tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ
đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu
cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt
hàng nhập khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn cịn. Đó là sự thiếu chặt chẽ trong kiểm sốt về đầu tư cơng và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và tập
đồn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thơng qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và
tập đoàn cùng với sự thiếu thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà
nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng
cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát năm 2011.
2.6.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý cho thanh toán xuất nhập khẩu
Cho đến nay, một hệ thống văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn thực hiện
nghiệp vụ thanh toán theo phương thức L/C trên cơ sở thông lệ quốc tế mang tính thống nhất cho tồn hệ thống NHTM ở Việt Nam nói chung, VCB nói riêng còn thiếu, do vậy việc xác định quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng khi tham gia TT
XNK là chưa rõ ràng, dễ xảy ra tranh chấp và rủi ro cao trong hoạt động TT XNK
của các ngân hàng.
Các văn bản quản lý ngoại hối còn phức tạp, yêu cầu doanh nghiệp xuất trình
biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln phàn nàn về thủ tục ngân hàng
q rườm rà phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn theo quy định tại điều 46 Nghị định của Chính phủ số
160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 và điểm 18.2 của Thông tư 04/2001/TT-NHNN
ngày 18/05/2001 của Thống đốc NHNN về việc Hướng dẫn về quản lý ngoại hối
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và bên nước ngồi tham gia hợp tác
kinh doanh theo NĐ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000, quy định khi chuyển ngoại tệ ra nước ngồi để thanh tốn tiền dịch vụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và bên hợp doanh nước ngồi phải xuất trình với ngân hàng hợp đồng dịch vụ với nước ngoài và các chứng từ chứng minh hợp đồng dịch vụ đã thực hiện (Biên bản nghiệm thu hoặc biên lai nộp thuế nhà thầu và Visa passport của chuyên gia
nước ngoài thực hiện các dịch vụ cho các doanh nghiệp này). Nhưng thực tế đối với
một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước hoặc sau khi dịch vụ được thực hiện, bên đối tác chỉ phát hành hóa đơn (INVOICE) địi tiền ngồi ra khơng cịn bất cứ giấy tờ gì thể hiện có thực hiện dịch vụ, và doanh nghiệp cũng chỉ xuất trình chứng từ như vậy để thanh toán. Ngân hàng từ chối thực hiện việc chuyển tiền và doanh nghiệp đã đóng tài khoản chuyển sang giao dịch ở chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là doanh nghiệp lớn, việc ngừng giao dịch của các doanh nghiệp này đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh số thanh toán XNK của VCB Bình Dương.
Việc hiểu và thực hiện các quy định pháp luật chưa thống nhất nhau giữa các bộ ngành gây khó khăn cho hoạt động chuyển tiền của ngân hàng cũng như cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn trong Thông tư số 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngồi có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu
tư, điều 5 quy định “Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh