Thực trạng về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương Bình Dương

2.2.1. Thực trạng về hoạt động thanh toán nhập khẩu

Bảng 2.2. Doanh số thanh toán nhập khẩu tại VCB Bình Dương Đơn vị tính: triệu USD, % Đơn vị tính: triệu USD, %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. T/TR 90 112 164 152 184 2. Nhờ thu 18 23 27 22 27 3. L/C 128 238 305 267 272 Tổng cộng TTNK 236 373 496 441 483 Doanh số tăng/giảm + 137 + 123 - 55 + 42 Tốc độ tăng/giảm + 58 + 33 - 11 + 10 (Nguồn : Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Doanh số thanh toán nhập khẩu nhìn chung tăng trưởng nhanh, sau 5 năm thanh toán nhập khẩu tăng 247 triệu USD (+104%), tốc độ tăng bình quân là

21%/năm, tuy nhiên số lượng tăng có chiều hướng chậm lại qua các năm. Thanh

toán nhập khẩu năm 2007 tăng 137 triệu USD (+58%) so với năm 2006, đây cũng là mức tăng cao nhất trong các năm do đây là năm đầu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO nên thị trường xuất khẩu được mở rộng, vị thế trên trường quốc tế được củng cố kéo theo nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cũng gia tăng. Thanh toán nhập khẩu tiếp tục tăng trong năm 2008, tăng 123 triệu USD (+33%) so năm

2007 và năm 2010 tăng 42 triệu USD so năm 2009 (tốc độ tăng 10%).

Riêng năm 2009 khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu bằng sự đổ vỡ hàng loạt các tổ chức tài chính Mỹ đã làm cho cuộc khủng hoảng lan rộng toàn thế giới, nền kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó có cả hệ thống VCB. Thanh tốn nhập

khẩu VCB Bình Dương năm 2009 giảm 55 triệu USD (-11%) so với năm 2008. Đây cũng là thời gian khó khăn nhất của VCB Bình Dương trên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng như huy động vốn giảm, nợ xấu gia tăng...

Bảng 2.3. Tỉ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu tại VCB Bình Dương tại VCB Bình Dương

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. T/TR 38 30 33 34 38

2. Nhờ thu 8 6 5 5 6

3. L/C 54 64 61 61 56

(Nguồn : Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Trong thanh tốn nhập khẩu, L/C ln ln chiếm tỉ trọng cao nhất trong các

phương thức thanh toán chiếm khoảng 50 đến 60%. Đối với những nhà nhập khẩu

Việt Nam, nhà xuất khẩu nước ngồi ln chiếm được vị thế cao hơn và mặt khác nhà xuất khẩu khơng tin tưởng việc thanh tốn của nhà nhập khẩu nên họ yêu cầu ngân hàng phải đứng ra đảm bảo thanh tốn cho lơ hàng của họ bằng phương thức mở L/C nhập khẩu. Bên cạnh đó cũng có một số nhà nhập khẩu có mối quen biết lâu dài với đối tác và trong đó phần lớn cũng là tập đồn hay quan hệ cơng ty mẹ với cơng ty con nên chọn phương thức thanh toán nhập khẩu bằng chuyển tiền để tiết giảm chi phí hơn so với L/C, thanh toán bằng phương thức T/TR đã chiếm xấp xỉ 40% trên tổng thanh toán nhập khẩu. Tuy nhiên, trong phương thức này cũng có cả chuyển tiền ứng trước tiền hàng mà bất lợi chủ yếu cho nhà nhập khẩu. Cịn lại rất ít nhà nhập khẩu sử dụng phương thức nhờ thu nên thanh toán nhờ thu của ngân hàng chiếm khoảng 10% trên tổng thanh toán.

Bảng 2.4. Các mặt hàng nhập khẩu thanh toán tại VCB Bình Dương

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Tỷ trọng

1 Sắt thép 25

2 Xăng dầu 24

3 Nguyên vật liệu sản xuất giày da, gốm, giấy, gỗ…

20

4 Máy móc thiết bị 19

5 Hóa chất 5

6 Hàng nơng sản (hạt tiêu, điều) 2

7 Khác 5

Tổng cộng 100

(Nguồn : Phòng tổng hợp VCB Bình Dương)

Một trong những thế mạnh của Bình Dương là địa bàn tập trung nhiều công ty và tập đồn lớn, mà khi có quan hệ thanh tốn NK thì đối tác của họ cũng yêu

cầu ngân hàng phục vụ phải là ngân hàng lớn có uy tín và hầu như những hợp đồng nhập khẩu trị giá lớn họ chỉ định luôn là phải mở L/C ở VCB, đặc biệt ở 2 ngành sắt

thép và xăng dầu. Điều này cũng giải thích được tại sao liên tục trong những năm

hoạt động, thanh toán nhập khẩu hai ngành trên chiếm xấp xỉ 50% tổng thanh tốn NK.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động ở Bình Dương đa số cũng còn mới thành lập và với những doanh nghiệp đã thành lập đi vào hoạt động có hiệu quả thì liên tục nhập máy móc thiết bị về thay thế, mở rộng hoạt động. Mỗi năm thanh toán NK máy móc thiết bị chiếm khoảng 10% thanh tốn NK, thanh tốn nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2010 là 51.68 triệu USD, chiếm 10.32%.

Ngồi ra, để có hàng xuất khẩu đa số doanh nghiệp cũng phải nhập nguyên

liệu từ nước ngoài, bên cạnh những nguyên liệu thường do đối tác chỉ định nhà cung cấp như ngành may mặc, da giày, thì những nguyên liệu khác cũng được nhập với số lượng khá lớn vì giá thành nhập khẩu thấp hơn nguyên liệu mua trong nước

như nguyên liệu gỗ, nguyên liệu giấy, và cả hàng nông sản như hạt tiêu, hạt điều khi

2.2.2. Thực trạng về hoạt động thanh toán xuất khẩu

Bảng 2.5. Doanh số thanh toán xuất khẩu tại VCB Bình Dương

Đơn vị tính: triệu USD, %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. T/TR 270 318 362 260 392 2. Nhờ thu 3 5 16 14 13 3. L/C 25 36 32 33 30 Tổng cộng TTXK 298 359 410 307 435 Doanh số tăng/giảm + 61 + 51 -103 + 128 Tốc độ tăng/giảm + 20 + 0.14 -0.25 + 0.42 (Nguồn : Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tăng trưởng thanh toán xuất khẩu của VCB Bình Dương sau năm năm là khá cao, tăng 137 triệu USD (tốc độ tăng bình quân là

hơn 10%). Đáng chú ý là sự tăng vọt về xuất khẩu ở những năm 2007 và 2010. Năm

2007 thanh toán xuất khẩu tăng 61 triệu USD (tăng 20%) so năm 2006, đây là năm

đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực

kinh tế trong nước cao, các doanh nghiệp xuất khẩu với những thuận lợi và thách thức sau khi gia nhập WTO đã biến thách thức thành cơ hội, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 46,8 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006. Năm 2010, nền kinh tế trong

nước và thế giới có dấu hiệu phục hồi khá nhanh sau khủng hoảng, cả nước đã tăng

mạnh về số lượng xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ

USD tăng 25,5% so với năm 2009. TTXK VCB Bình Dương năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 42% so với năm 2009, đạt 435 triệu USD.

Nếu như trong suốt quá trình hình thành và phát triển của VCB Bình Dương, thanh tốn xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, thì riêng năm 2009 thanh toán xuất khẩu lại giảm đến 25% so năm 2008. Ngay từ đầu năm, nhận thấy được

khó khăn trong khâu ngoại tệ về ngân hàng, VCB cũng như chi nhánh đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cùng với những giải pháp như giảm phí thanh tốn hàng

xuất khẩu xuống còn 50%, tăng cường tiếp thị, chăm sóc và phục vụ tận tình cho khách hàng xuất khẩu,… tất cả các nỗ lực trên có thể nói là tác động đáng kể đến

khách hàng XK nhưng thực sự kết quả cuối cùng không đạt được như mong đợi, đó

là doanh số XK vẫn giảm, và giảm rất mạnh. Ngoài nguyên nhân thị trường thế giới khủng hoảng thì vấn đề chủ yếu là ở chỗ có sự chênh lệch quá cao giữa tỷ giá với các ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn, mặc dù phí đã giảm nhưng khơng đủ bù

đắp vào chênh lệch tỷ giá nên đã có nhiều khách hàng XK chuyển qua các ngân

hàng cổ phần khác.

Bảng 2.6.Tỉ trọng các phương thức thanh toán xuất khẩu tại VCB Bình Dương

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. T/TR 91 89 88 85 90 2. Nhờ thu 1 1 4 5 3 3. L/C 8 10 8 11 7 (Nguồn : Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Ngược lại với thanh toán nhập khẩu, thanh toán xuất khẩu chủ yếu bằng phương thức T/TR chiếm xấp xỉ 90%, còn lại 10% cho hai phương thức nhờ thu và

L/C. Cũng giống như thanh toán nhập khẩu, nhà xuất khẩu trong nước rất ít dùng

đến phương thức thanh toán nhờ thu chỉ chiếm nhiều nhất là 5% thanh toán xuất

khẩu, điều này một mặt là do phương thức này cũng còn nhiều rủi ro cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, bên cạnh đó phí ngân hàng cho loại hình này cũng khá cao.

Đối với L/C xuất khẩu chiếm tỉ trọng cũng rất ít trong thanh tốn xuất khẩu, đây

cũng là tình hình chung với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì họ đang ở vị thế yếu hơn so với đối tác nên phải chấp nhận các phương thức thanh tốn xuất khẩu kém an tồn hơn.

Bảng 2.7. Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán tại VCB Bình Dương

Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) 1 Sản phẩm gỗ 28 2 Giày da 25 3 Dệt may 16 4 Gốm sứ 11 5 Hàng nông sản 10 6 Khác 11 Tổng cộng 100 ( Nguồn : Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Thanh tốn XK qua VCB Bình Dương chủ yếu là sản phẩm gỗ, giày da và may mặc (chiếm tỉ trọng hơn 60%), bên cạnh đó là việc thanh toán xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của tỉnh Bình Dương như gốm sứ, hàng nông sản như tiêu,

điều, cà phê. Có thể điểm qua những thế mạnh của tỉnh Bình Dương trong xuất

khẩu hàng hóa như sau:

*Sản phẩm gỗ: đồ gỗ hiện là nhóm sản phẩm chiếm kim ngạch xuất khẩu

cao nhất của tỉnh. Theo quy hoạch chiến lược sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Bình Dương, ngành sản xuất đồ gỗ được chọn là 1 trong 5 ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật. Sự phát triển vượt bậc của ngành cơng nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và xã hội.

Năm 2010, thị phần thanh toán xuất khẩu ngành gỗ của VCB Bình Dương

đạt 15,9% so với tổng kim ngạch xuất khầu ngành gỗ qua ngân hàng trên địa bàn

tỉnh. Trong số 70 doanh nghiệp là khách hàng của VCB Bình Dương thuộc ngành gỗ, 31 doanh nghiệp (chiếm 44%) thực tế có giao dịch thanh tốn XNK. Các doanh nghiệp ngành gỗ thường sử dụng phương thức thanh toán xuất khẩu bằng T/T chiếm 65%, L/C hiện chỉ chiếm 34% và nhờ thu rất ít chiếm tỉ trọng 1%.

*Gốm sứ: Trải qua nhiều thăng trầm biến đổi của nền kinh tế thị trường, nỗi lo cho nghề sản xuất sơn mài, điêu khắc gỗ mỹ thuật truyền thống bị mai một,

ngược lại nghề sản xuất gốm sứ ở Bình Dương vẫn tồn tại và có những bứt phá bất

ngờ. Những sản phẩm gốm không những giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao

động mà còn xuất khẩu để thu về nguồn lợi lớn cho ngân sách tỉnh. Bình Dương -

một địa phương có nguồn khống sản đất sét, cao lanh rất phong phú cho nghề gốm sứ phát triển. Tồn tỉnh hiện có 83 mỏ nguyên liệu và 230 doanh nghiệp, cơ sở gốm sứ tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận An, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một. Đây cũng là nơi hình thành nên 3 làng gốm: Lái Thiêu, Chánh Nghĩa và Tân Phước Khánh. Gần 200 năm hình thành và phát triển, nghề gốm sứ tại Bình Dương vẫn giữ cho mình những nét truyền thống mộc mạc, nhưng không kém phần sắc sảo. Mặc dù nghề làm gốm sứ trong nước đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, thì gốm sứ Bình Dương vẫn có chỗ đứng riêng ở thị trường xuất

khẩu. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu ngành gốm sứ của tỉnh Bình Dương đạt bình quân 120 triệu USD, chiếm khoảng 70% - 80% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ trên cả

nước. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,… là những thị trường chính Việt Nam xuất

Thị phần thanh toán xuất khẩu gốm sứ của VCB Bình Dương chiếm hơn 30%, còn lại chủ yếu tập trung ở Agribank Bình Dương do những doanh nghiệp gốm sứ có mối quan hệ tín dụng lâu đời với ngân hàng này.

Bảng 2.8. Số lượng khách hàng TTXNK tại VCB Bình Dương

Đơn vị tính: đơn vị

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

+ Khách hàng Xuất khẩu 116 138 172 189 193

+ Khách hàng Nhập khẩu 136 139 169 197 200

(Nguồn : Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động, tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ. Cùng với việc phát triển của tỉnh, các doanh nghiệp XNK cũng mở tài khoản và giao dịch ngày càng nhiều tại VCB Bình Dương. Nếu như ở con số khơng trong năm 1999 năm đầu thành lập, thì đến

năm 2006 đã có 167 doanh nghiệp có thanh tốn XNK qua ngân hàng, và đến năm

2010 là 289 doanh nghiệp, tăng 73% so năm 2006, bình quân hằng năm có thêm 24 doanh nghiệp giao dịch thanh toán XNK.

2.2.3. Thực trạng về hoạt động thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và so với các NHTM tỉnh Bình Dương

Bảng 2.9. Số liệu TT XNK của một số chi nhánh trong hệ thống VCB năm 2010

Đơn vị tính: triệu USD, tỉ lệ %

ST T Tên chi nhánh Thanh toán nhập khẩu Thanh tốn xuất khẩu Tổng TTXNK Tỷ trọng chi nhánh/tồn hệ thống 1 Hồ Chí Minh 4,700 3,595 8,295 27.22 2 Hội sở 3,064 1,947 5,011 16.44 3 Sở Giao dịch 1,916 2,560 4,476 14.69 4 Đồng Nai 636 617 1,253 4.11 5 Vũng Tàu 428 713 1,141 3.74 6 Bình Dương 435 483 918 3.01 (Nguồn : Phịng Tổng hợp thanh tốn VCB)

Đến cuối năm 2010, VCB có 73 chi nhánh cấp 1 trực thuộc trung ương. Mỗi

chi nhánh thành lập đều chú trọng đến việc phát triển thương hiệu VCB đặc biệt trong lĩnh vực TT XNK. Với sự đóng góp của 73 chi nhánh năm 2010 TT XNK đạt gần 31 tỉ USD, chiếm thị phần xấp xỉ 20% TT XNK cả nước và là ngân hàng duy

nhất Việt Nam giữ vai trò đầu tàu trong lĩnh vực TT XNK trong những năm vừa qua.

VCB Bình Dương là chi nhánh non trẻ và liên tục gia tăng trong TTXNK với tốc độ tăng đáng khích lệ bình quân 81%/năm. Năm 2010 TTXNK VCB Bình

Dương đạt 918 triệu USD, xếp thứ 6 trong tồn hệ thống và liên tục duy trì ở tốp 10

chi nhánh có TTXNK lớn trong hệ thống từ năm 2006 đến nay.

Trong toàn hệ thống, nổi bật nhất là VCB chi nhánh Hồ Chí Minh chiếm 27.22% trên tổng TTXNK, những chi nhánh chiếm tỉ trọng trên 10% như: Hội sở (16.44%), Sở Giao dịch (14.69%). Ngoài những chi nhánh lớn chiếm tỷ trọng đa số về TT XNK như trên, những chi nhánh xếp hàng kế tiếp chiếm tỉ trọng từ 3% đến 4% trong toàn hệ thống là Chi nhánh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, còn lại 67 chi nhánh chiếm tỉ trọng TTXNK xấp xỉ 1% (Phụ lục1). Mặc dù những chi nhánh

khác chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong TTXNK toàn hệ thống nhưng trên địa bàn hoạt động vẫn chiếm được vị trí hàng đầu bằng uy tín và bề dày kinh nghiệm trong TTXNK của VCB.

Bảng 2.10. Doanh số TTXNK các NHTM tỉnh Bình Dương năm 2010

Đơn vị tính: triệu USD, tỷ lệ %

Tên ngân hàng / Chỉ tiêu Thanh toán nhập khẩu Thanh toán xuất khẩu Tổng TTXNK Thị phần 1. VCB 483 435 918 25 2. Agribank 338 531 869 24 3. Vietinbank 242 221 463 12 4. BIDV 194 190 384 11 5. ACB 88 174 262 8 6. Eximbank 81 151 232 7 7. Đông Á 92 143 235 6 8. Các ngân hàng khác 219 40 259 7 Tổng thanh toán XNK 1,737 1,885 3,622 100

Biểu đồ 2.1. Thị phần TTXNK các NHTM tỉnh Bình Dương năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)