Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán tại VCB Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) 1 Sản phẩm gỗ 28 2 Giày da 25 3 Dệt may 16 4 Gốm sứ 11 5 Hàng nông sản 10 6 Khác 11 Tổng cộng 100 ( Nguồn : Phịng tổng hợp VCB Bình Dương)

Thanh tốn XK qua VCB Bình Dương chủ yếu là sản phẩm gỗ, giày da và may mặc (chiếm tỉ trọng hơn 60%), bên cạnh đó là việc thanh tốn xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của tỉnh Bình Dương như gốm sứ, hàng nơng sản như tiêu,

điều, cà phê. Có thể điểm qua những thế mạnh của tỉnh Bình Dương trong xuất

khẩu hàng hóa như sau:

*Sản phẩm gỗ: đồ gỗ hiện là nhóm sản phẩm chiếm kim ngạch xuất khẩu

cao nhất của tỉnh. Theo quy hoạch chiến lược sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Bình Dương, ngành sản xuất đồ gỗ được chọn là 1 trong 5 ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật. Sự phát triển vượt bậc của ngành cơng nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và xã hội.

Năm 2010, thị phần thanh toán xuất khẩu ngành gỗ của VCB Bình Dương

đạt 15,9% so với tổng kim ngạch xuất khầu ngành gỗ qua ngân hàng trên địa bàn

tỉnh. Trong số 70 doanh nghiệp là khách hàng của VCB Bình Dương thuộc ngành gỗ, 31 doanh nghiệp (chiếm 44%) thực tế có giao dịch thanh toán XNK. Các doanh nghiệp ngành gỗ thường sử dụng phương thức thanh toán xuất khẩu bằng T/T chiếm 65%, L/C hiện chỉ chiếm 34% và nhờ thu rất ít chiếm tỉ trọng 1%.

*Gốm sứ: Trải qua nhiều thăng trầm biến đổi của nền kinh tế thị trường, nỗi lo cho nghề sản xuất sơn mài, điêu khắc gỗ mỹ thuật truyền thống bị mai một,

ngược lại nghề sản xuất gốm sứ ở Bình Dương vẫn tồn tại và có những bứt phá bất

ngờ. Những sản phẩm gốm không những giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao

động mà còn xuất khẩu để thu về nguồn lợi lớn cho ngân sách tỉnh. Bình Dương -

một địa phương có nguồn khống sản đất sét, cao lanh rất phong phú cho nghề gốm sứ phát triển. Tồn tỉnh hiện có 83 mỏ ngun liệu và 230 doanh nghiệp, cơ sở gốm sứ tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận An, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một. Đây cũng là nơi hình thành nên 3 làng gốm: Lái Thiêu, Chánh Nghĩa và Tân Phước Khánh. Gần 200 năm hình thành và phát triển, nghề gốm sứ tại Bình Dương vẫn giữ cho mình những nét truyền thống mộc mạc, nhưng không kém phần sắc sảo. Mặc dù nghề làm gốm sứ trong nước đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, thì gốm sứ Bình Dương vẫn có chỗ đứng riêng ở thị trường xuất

khẩu. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu ngành gốm sứ của tỉnh Bình Dương đạt bình quân 120 triệu USD, chiếm khoảng 70% - 80% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ trên cả

nước. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,… là những thị trường chính Việt Nam xuất

Thị phần thanh toán xuất khẩu gốm sứ của VCB Bình Dương chiếm hơn 30%, còn lại chủ yếu tập trung ở Agribank Bình Dương do những doanh nghiệp gốm sứ có mối quan hệ tín dụng lâu đời với ngân hàng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)