CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
1.3.1 Nhóm yếu tố bên ngồi tổ chức
1.3.1.1 Nhu cầu kinh tế
Chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế được thể hiện các mặt: nhu cầu thị trường, trình độ kinh tế, trình độ sản xuất…(Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010, trang 38)
1.3.1.2 Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm, tổ chức phải tiến hành nghiên cứu thị trường, môi trường xã hội một cách nghiêm túc, thận trọng như: tác động của môi trường kinh tế-xã hội, nghiên cứu thị trường,.. Ngồi ra tổ chức cịn phải quan tâm tới khía cạnh an tồn, thẩm mỹ, kinh tế của người tiêu dùng.
1.3.1.3 Sự phát triển khoa học-kỹ thuật
Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật góp phần to lớn vào sự thay đổi trong sản xuất: rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với sự phát triển của cơng nghệ địi hỏi đào tạo nhân lực thích ứng với sự thay đổi này, Điều này cũng tạo một nguồn kinh phí lớn cho tổ chức.
1.3.1.4 Hiệu lực của cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý là môi trường tác động đến chất lượng sản phẩm. Một tổ chức không thể hoạt động riêng biệt mà không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cơ chế quản lý nhà nước.
Thứ nhất, được xem như là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, hiệu lực của cơ chế quản lý đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất; đảm bảo uy tín, quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác, hiệu lực của cơ chế quản lý cịn hình thành mơi trường thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực, các công nghệ mới; tiếp thu, ứng dụng những phương pháp quản lý chất lượng hiện đại góp phần tạo tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong cải tiến chất lượng sản phẩm của các tổ chức. Bên cạnh đó, hiệu lực của cơ chế quản lý cịn đảm bảo sự
bình đẳng trong sản xuất kinh doanh của các tổ chức trong nước, tạo sự cạnh tranh, xóa bỏ tâm lý ỷ lại, khơng ngừng phát huy sáng kiến cải tiến hoàn thành sản phẩm. (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010)
1.3.2. Nhóm yếu tố bên trong tổ chức
1.3.2.1 Con người
Nhân tố con người bao gồm các thành viên trong tổ chức, từ nhà quản trị tới nhân viên làm việc. Nhân tố con người ảnh hưởng then chốt tới chất lượng của tổ chức. Nó được phản ánh qua trình độ chun mơn, sự hiểu biết, kĩ năng sử dụng phương pháp công nghệ, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo…
Nhà quản trị là người hoạch định, lập ra chính sách chất lượng, kế hoạch chất lượng nên vai trò, nhận thức của họ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng toàn tổ chức. Mặc dù nhân viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhưng nhà quản trị là người chịu trách nhiệm trước vấn đề xảy ra.
1.3.2.2 Phương pháp
Phương pháp bao gồm phương pháp cơng nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của tổ chức. Với phương pháp cơng nghệ thích hợp, trình độ tổ chức quản lý hiệu quả và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho tổ chức có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010).
1.3.2.3 Máy móc, thiết bị
Doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình đủ cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp phải có chính sách cơng nghệ phù hợp và khai thác hiệu quả công nghệ hiện đại. Nếu không, tổ chức sẽ bị tụt hậu, không bắt kịp được sự phát triển trong xu hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa.
1.3.2.4 Nguyên vật liệu
Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào do nó tác động trực tiếp vào quy trình sản xuất sản phẩm. Quy trình cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu chất lượng, cung cấp đúng lúc sẽ đảm bảo quy trình diễn ra nhịp nhàng, liên tục góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này đòi hỏi tổ
chức xác lập được thiết kế mơ hình dự trữ hợp lý, dự báo được nhu cầu đầu vào, đầu ra; theo dõi hàng tổn kho chính xác…
Ngồi yếu tố cơ bản trên, chất lượng còn chịu bởi các yêu tố khác như thông tin, môi trường, đo lường, hệ thống…
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng, hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, các yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Đặc biệt, trình bày một số khác biệt về thống quản trị chất lượng cho dịch vụ công về thuế. Do đặc thù của hành chính cơng, hệ thống quản trị chất lượng của cơ quan thuế xác định không áp dụng các điều khỏan của TCVN ISO 9001:2008 (điều khỏan 7.3, điều khỏan 7.6, điều khỏan 7.5.2). Các ngoại lệ này không ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu luật định và chế định thích hợp.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 8