TT Thang Đo Số biến
quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến-tổng nhỏ nhất 1 Tin cậy 5 0.875 0.578 2 Đáp ứng 4 0.725 0.426 3 Năng lực phục vụ 5 0.722 0.357 4 Đồng cảm 5 0.904 0.640 5 Giá cả 4 0.790 0.518 6 Phương tiện hữu hình 6 0.832 0.478 7 Hài lòng khách hàng 3 0.722 0.416
Nhận xét :
- Theo quan sát bảng trên, kết quả kiểm định độ tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo là khá cao cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, cụ thể : “Tin cậy” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.875; “Đáp ứng” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.725; “Năng lực phục vụ” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.722; “Đồng cảm” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.904; “Giá cả” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.790; “Phương tiện hữu hình” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.832 và “Hài lòng khách hàng” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.722;
- Hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát trong bảng trên đều lớn hơn 0.3 do đó tất cả thang đo đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) vào bước tiếp theo. (Xem thêm phụ lục 4)
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm khi sử dụng EFA như sau: (1) Hệ số KMO1
(Kaiser-Mayer-Olkin) ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05; (2) hệ số tải nhân tố(factor loading) > 0.4, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố2< 0.5 sẽ bị loại; (3) thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%; (4) hệ số eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1988); (5) khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).
Trong đề tài này, khi phân tích nhân tố khám phá, tác giả sử dụng phương pháp Principal components với phép quay Varimax và eigenvalue lớn hơn 1. Ngồi ra, các biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại.
4.3.2.1 Phân tích EFA đối với các thành phần của chất lượng dịch vụ và giá cả cảm nhận: và giá cả cảm nhận:
Phân tích nhân tố lần 1:
Sử dụng phần mềm SPSS để rút trích nhân tố, ta kiểm định hệ số KMO = 0.859 > 0.5 và Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 <0.05. Như vậy, đạt điều kiện để phân tích nhân tố.