Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú - sóc trăng (Trang 56 - 58)

Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên muốn đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, giao dịch hay vay vốn của khách hàng, trước tiên Ngân hàng cần phải có được một số vốn vững mạnh. Do đó, việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Theo nguyên tắc đó, NHNN & PTNT đã trang bị cho mình số vốn đủ để đáp ứng nhu cầu củ a khách hàng dựa trên các nguồn như: vốn điều chuyển, vốn huy động.

BẢNG 3: TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 28.889 38.271 48.512 9.382 32,48 10.241 26,76 2. Vốn điều chuyển 132.235 137.409 127.129 5.174 3,91 -10.577 -7,70 Tổng cộng 161.124 175.680 175.641 14.556 9,03 -39 -0,02

(Nguồn: Bảng Báo cáo hoạt động, Phòng tín dụng của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)

TRIỆU ĐỒNG 140.000 120.000 100.000 80.000 60.000 40.000 20.000 0 2006 2007 2008 NĂM Vốn huy động Vốn điều chuyển

HÌNH 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 3: tổng nguồn vốn của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)

* Nhận xét:

Năm 2007, tổng nguồn vốn mà NHNN & PTNT tạo lập được là 175.680 triệu đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2008, tổng nguồn vốn đạt 175.641 triệu đồng, giảm 0,02% so với năm 2007. Là một chi nhánh nên NHNN & PTNT luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của công ty mẹ, đặc biệt là vấn đề cung ứng vốn. Do đó nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là vốn điều chuyển từ hội sở. Tuy nhiên, vốn điều chuyển nếu chiếm tỷ trọng quá cao là không tốt vì nguồn vốn này có chi phí sử dụng cao hơn vốn huy động. Hơn nữa sẽ được đánh giá rằng nó chưa có được tính độc lập của một chi nhánh. Ngo ài ra, nếu tỷ lệ vốn huy động cao sẽ cho thấy được sự uy tín cũng nh ư sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Nhận thức được điều này, NHNN & PTNT đã đưa ra nhiều biện pháp để huy động vốn và giảm dần về tỷ trọng của vốn điều chuyển. Cụ thể, năm 2006, vốn điều chuyển chiếm tới 82,07% tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2008 đã giảm xuống và chỉ còn chiếm 72,38%. Tuy vốn điều chuyển của Ngân hàng có giảm nhưng do bản chất là một doanh nghiệp Nhà nước nên vẫn chủ yếu hoạt động dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ. Ngược lại

với sự giảm xuống đó là sự tăng lên của vốn huy động, chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn trong những năm gần đây, đảm bảo thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp, góp phần đáng kể trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú - sóc trăng (Trang 56 - 58)