KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú - sóc trăng (Trang 51 - 56)

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích bảng này cũng giúp chúng ta thấy được những khoản chi phí bất hợp lý hoặc phát hiện ra được những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % I. Thu nhập 20.747 26.691 42.617 5.944 28,65 15.926 59,67

1. Thu lãi cho vay 19.475 23.187 32.515 3.712 19,06 9.328 40,23

2. Thu dịch vụ ủy thác 42 77 111 35 83,33 34 44,16

3. Thu dịch vụ thanh

toán khác 32 65 206 33 103,13 141 216,92

4. Thu nhập bất thường 697 2.822 9.278 2.125 304,88 6.456 228,77

5. Thu bù lãi suất 501 540 507 39 7,78 -33 -6,11

II. Chi phí 17.290 21.136 38.192 3.846 22,24 17,056 80,70 1. Trả lãi huy động vốn 867 1.073 2.984 206 23,76 1.911 178,10 2. Chi phí quản lí 367 858 1.095 491 133,79 237 27,62 3. Chi phí cán bộ công nhân viên 870 1.289 1.527 419 48,16 238 18,46 4. Chi phí khác 60 91 114 31 51,67 23 25,27 5. Chi phí dự trù rủi ro 1,823 4.486 12.657 2.663 146,08 8.171 182,14 6. Trả lãi cấp trên 13.303 12.875 19.888 -428 -3,22 7.013 54,47

III. Lợi nhuận 3.457 5.555 4.425 2.098 60,69 -1.130 -20,34

(Nguồn:Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, phòng tín dụng, NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)

* Nhận xét:

- Thu nhập

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua các năm đều tăng. Năm 2007 đạt 26.691 triệu đồng, tăng 28,65% so với năm 2006 và đạt 42.617 triệu đồng vào năm 2008, tăng 59,67% so với năm 2007. Trong đó:

+ Thu lãi cho vay: là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản thu của Ngân hàng, và khoản này qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2007 đạt 23.187 triệu đồng, tăng 19,06% so với năm 2006, năm 2008 đạt 32.515 triệu đồng, tăng 40,23% so với năm 2007. Kết quả này cho chúng ta thấy được lĩnh vực hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng là cho vay, và Ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này.

+ Bên cạnh đó đa số các khoản thu nhập qua các năm đều tăng, tăng nhiều nhất là khoản thu nhập bất thường, năm 2007 tăng 304,88% so với năm 2006, năm 2008 tăng 228,77% so với năm 2007.

+ Thu dịch vụ thanh toán khác cũng tăng khá cao. Năm 2007 đạt 65 triệu đồng, tăng 103,13% so với năm 2006 , năm 2008 là 206 triệu đồng, tăng 216,92% so với năm 2007. Khoản thu này qua các năm đều tăng cho thấy dịch vụ thanh toán của Ngân hàng ngày càng có được nhiều sự tin cậy từ khách hàng, Ngân hàng ngày càng mở rộng các dịch vụ thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, Ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán làm cho khoản thu dịch vụ thanh toán của Ngân hàng ngày càng tăng.

+ Thu dịch vụ ủy thác cũng có sự gia tăng đáng kể qua 3 năm. Năm 2007 tăng 83,33% so với năm 2006, năm 2008 thì đạt dược 111 triệu đồng, tăng 44,16% so với năm 2007. Khoản thu này tăng cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng tăng, khách hàng luôn tin tưởng để ủy thác cho Ngân hàng trong việc thanh toán, chi trả hộ họ, tạo sự thuận tiện trong quá trình kinh doanh.

+ Thu nhập bất thường tăng rất cao, năm 2007 là 2.822 triệu đồng, tăng tới 304,88% so với năm 2006 và năm 2008 là 9.278 triệu đồng, tăng 228,77% so

với năm 2007. Khoản thu nhập này tăng là do trong năm 2007, 2008 Ngân hàng đã thanh lí bán một số tài sản cố định để thay mới hệ thống máy móc thiết bị trong ngân hàng nhằm nâng cao việc quản lí, làm cho hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng cùng với xu hướng chung của cả nước.

+ Thu bù lãi suất năm 2007 là 540 triệu đồng tức tăng 7,78% so với năm 2006, sang năm 2008 là 507 triệu đồng, giảm 6,11% so với năm 2007. Nhìn chung khoản thu này tuy có tăng giảm bất thường nhưng không có ảnh hưởng lớn đến thu nhập chung do nó chỉ chiếm không quá 2,5% trong tổng thu nhập.

Tuy nhiên với một cơ cấu thu nhập như trên cũng nói lên rằng những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực cho vay là khá cao vì ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này.

- Chi phí

Qua bảng số liệu trên ta thấy qua các năm tổng chi phí đều tăng, năm 2007 là 21.136 triệu đồng tức tăng 22,34% so với năm 2006, năm 2008 l à 38.192 triệu đồng tức tăng 80,70% so với năm 2007. Chi phí của Ngân hàng tăng chủ yếu do:

+ Chi phí trả lãi huy động vốn: năm 2007 là 1.073 triệu đồng tăng 23,76% so với năm 2006, năm 2008 là 2.984 triệu đồng tăng 178,10%. Khoản chi phí này tăng là do Ngân hàng phải trả lãi ngày càng cao cho việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khoản chi này cao cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng tăng nhằm giúp Ngân hàng có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trong Huyện.

+ Bên cạnh đó chi phí quản lí của Ngân hàng cũng tăng cao, năm 2007 là 858 triệu đồng tăng 133,79% so với năm 2006 và năm 2008 là 1.095 triệu đồng tăng 27,62%. Khoản chi phí này qua các năm đều tăng do trong những năm gần đây Ngân hàng không ngừng tăng cường cán bộ quản lí, nâng cao trình độ quản lí cho các cán bộ bằng việc cho đi học nâng cao, thay mới hệ thống máy móc thiết bị dùng cho việc quản lí… Việc quản lí có tốt thì hoạt động của ngân hàng mới đảm bảo có hiệu quả và ngày càng được mở rộng qui mô. Thấy được vấn đề này nên Ngân hàng đã đầu tư cho khoản này ngày càng cao.

5

GVHD: Lê Thị Thu Trang

+ Những năm gần đây đất nước ta rơi vào tình trạng lạm phát nên Ngân hàng phải dùng một khoản chi phí lớn vào việc trích dự trù rủi ro do đó chi phí dự trù rủi ro của năm 2007 là 4.486 triệu đồng, tăng 146,08% so với năm 2006, riêng năm 2008 khoản chi phí này là 12.657 triệu đồng, tăng 182,14% so với năm 2007.

+ Chi trả lãi cấp trên năm 2007 là 12.875 triệu đồng, giảm 3,22% so với năm 2006, năm 2008 là 19.888 triệu đồng, tăng 54,47% so với năm 2007. Khoản chi này cao là do Ngân hàng sử dụng vốn vay từ cấp trên quá nhiều, đây cũng là khoản chi phí lớn nhất của Ngân hàng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí chung và làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, Ngân hàng còn có các chi khác: chi phí cán bộ công nhân viên, chi trả lãi cấp trên…làm cho chi phí của Ngân hàng tăng cao.

Chi phí năm 2008 tăng đột biến do sự biến động bất thường về lãi suất Ngân hàng buộc Ngân hàng phải trích dự trù rủi ro với con số khá lớn làm cho chi phí tăng cao hơn so với các năm trước.

- Lợi nhuận TRIỆU ĐỒNG 45.000 40.000 35.000 30.000 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0 2006 2007 2008 NĂM Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

HÌNH 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 2: kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của NHNN & PTNT năm 2006 là 3.457 triệu đồng, năm 2007 là 5.555 triệu đồng. Ta thấy lợi nhuận nă m 2007 tăng 60,69% so với năm 2006, kết quả này có được là do trong năm 2007 có sự tăng cao của các khoản thu lãi cho vay (tăng 19,06%) và thu nhập bất thường cũng cao (tăng 304,88%). Tuy nhiên lợi nhuận năm 2008 lại giảm so với năm 2007 do năm 2008 Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cao (12.657 triệu đồng tăng 146,08%) so với năm 2007. Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cao trong năm 2008 là do năm 2008 đất nước ta rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng.

Nhưng nhìn chung việc kinh doanh của Ngân hàng vẫn có lợi nhuận, không lâm vào tình trạng lỗ, lợi nhuận có giảm là do tình hình chung của đất nước, không phải do Ngân hàng làm ăn không hiệu quả. Bên cạnh đó khoản chi trả lãi cấp trên còn quá cao, Ngân hàng cần phải có biện pháp mở rộng qui mô hoạt động để tăng nguồn vốn huy động và giảm thiểu việc vay vốn từ cấp trên. Từ đó Ngân hàng mới có được lợi nhuận lớn cho mình và tạo được uy tín với khách hàng.

CHƯƠNG 4:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú - sóc trăng (Trang 51 - 56)