Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú - sóc trăng (Trang 115 - 119)

Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Ngân hàng có số hồ sơ xin vay, hồ sơ chấp nhận cho vay, và từ chối cho vay ngày càng tăng, cho thấy qui mô của Ngân hàng đã được mở rộng.

GVHD: Lê Thị Thu Trang 94 SVTH: Trịnh Ngọc Mai

www.kinhtehoc.net

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng

BẢNG 26: HỒ SƠ VAY VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT

Đvt: Hồ sơ

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ %

Số hồ sơ xin vay 3.940 100,00 4.392 100,00 4.600 100,00 452 11,47 208 4,74

Số hồ sơ giải quyết cho vay 3.608 91,57 4.024 91,62 4.120 89,57 416 11,53 96 2,39

Số hồ sơ từ chối cho vay 332 8,43 368 8,38 480 10,43 36 10,84 112 30,43

(Nguồn: phòng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú)

GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh95Ngọc Mai

- Qua bảng ta thấy số hồ sơ xin vay qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 là 3.940 hồ sơ đến năm 2007 là 4.392 hồ sơ, tăng 452 hồ sơ tức tăng 11,47% so với năm 2006, năm 2008 là 4.600 hồ sơ, tăng 4,74% so với năm 2007. Tuy nhiên số hồ sơ không đủ điều kiện cho vay cũng tăng theo, đặc biệt năm 2008 tăng đến 30,43% so với năm 2007. Trong 2 năm 2006, 2007 số hồ sơ chấp nhận cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 là 91,57% so với tổng số hồ sơ xin vay, năm 2007 là 91,62%, nhưng đến năm 2008 thì số hồ sơ chấp nhận cho vay lại giảm, do trong năm 2008 có những biến đổi lớn về tình hình tiền tệ, lạm phát tăng cao nên Ngân hàng hạn chế cho vay đối với một số khách hàng mà Ngân hàng nhận thấy khả năng trả nợ kém để hạn chế rủi ro cho Ngân h àng mình. Lý do mà Ngân hàng không chấp nhận cho vay chủ yếu là do: Tài sản không đảm bảo, năng lực tài chính yếu, không đủ nguồn trả nợ Ngân hàng, thu nợ xấu và không giải quyết cho vay lại,…

Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với hộ sản xuất tuy đã được nâng cao dần nhưng còn thấp là vì một số hộ sản xuất do mới chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang sản xuất nông nghiệp nên họ chưa đáp ứng được các điều kiện để vay vốn của Ngân hàng và một phần do nguồn vốn huy động còn thấp. Ngân hàng cần phải mở rộng các hình thức huy động vốn để thu hút vốn làm tăng nguồn vốn huy động, Từ đó mở rộng qui mô hoạt động, tăng khả năng đáp ứng vốn cho hộ sản xuất, và cũng từ đó sẽ tạo được thế mạnh để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong địa bàn.

- Qua việc tổng hợp bảng câu hỏi thực tế thì đối với Ngân hàng hộ sản xuất có một số đề suất:

+ Ngân hàng cần phải hạn chế đến mức có thể chấp nhận được các thủ tục cho vay, hạn chế chi phí và thời gian đi lại cho người dân.

+ Cần có mức lãi suất dao động nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nguồn vốn có thể đến với mọi đối tượng sản xuất, giúp cho việc sản xuất đạt được hiệu quả cao.

+ Tài sản thế chấp cần phải được mở rộng hơn nữa như: xe, các tài sản có giá trị khác…không nhất thiết phải dùng quyền sử dụng đất để thế chấp.

11

GVHD: Lê Thị Thu Trang

CHƯƠNG 5:

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC

TRĂNG

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỹ tú - sóc trăng (Trang 115 - 119)