Singh & cộng sự đã sử dụng cách tiếp cận định tính để phát triển một mơ hình khái niệm, mơ tả sự khác biệt trong tổng số cấp độ nhận thức của chất lượng sống trong công việc giữa những người lao động và người sử dụng lao động trong tổ chức. Mơ hình SERQUAL được các tác giả chuyển thể để đánh giá mức độ chất lượng sống trong công việc. Theo các tác giả, mơ hình này cung cấp một sự lý giải cho việc xác định mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống trong công việc trong một tổ chức. Mức độ chất lượng sống trong công việc có thể liên quan đến việc đo lường giá trị hiệu quả của tổ chức trong điều kiện người lao động nhận thức được hiệu quả của tổ chức liên quan đến các nhân tố khác hoặc sự thỏa mãn của họ về chúng.
2.8.3 Nghiên cứu của Sinha & cộng sự (2012)
Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sống trong công việc của Sinha & cộng sự (2012) được thực hiện tập trung vào 100 nhân viên nắm giữ vị trí quản lý giữa các tổ chức khác nhau. Kết quả nghiên cứu thu được, gồm có ba nhóm nhân tố tác động đến chất lượng sống trong công việc, bao gồm:
- Nhóm nhân tố định hướng ni dưỡng mối quan hệ - Nhóm nhân tố định hướng tương lai và nghề nghiệp - Nhóm nhân tố định hướng thuộc về cá nhân và tổ chức
Theo các tác giả, phát hiện của nghiên cứu này đã chứng minh rằng các thành phần được xác định và các mối quan hệ cấu trúc được trình bày liên quan đến thành phần kinh nghiệm chất lượng sống trong công việc là phù hợp. Các nhân tố thuộc kinh nghiệm chất lượng sống trong công việc cũng chỉ ra rằng cách thức chúng được sử dụng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhân viên của các tổ chức khác nhau, lần lượt nêu ra những phản ứng thuận lợi liên quan đến công việc. Dựa trên sự hiểu biết về những nhu cầu khác nhau của người lao động và kinh nghiệm về chất lượng sống trong công việc của họ, nhà quản lý có thể xác định khoảng cách chiến lược (nếu có) trong tổ chức và có thể tiếp tục hành động cần thiết để cải thiện chất lượng sống trong công việc của nhân viên. Điều này có thể giúp một tổ chức trở nên thành công và đạt được mục tiêu của tổ chức bởi vì kinh nghiệm chất lượng sống trong cơng việc của người lao động liên quan trực tiếp với nhiều kết quả tổ chức mong muốn, chẳng hạn như làm giảm tỷ lệ vắng mặt, doanh thu, tần số chậm trễ và sử dụng chăm sóc sức khỏe (do đó, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ), và tăng hiệu suất công việc.
2.8.4 Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011)
Trong nghiên cứu về năng lực tâm lý, chất lượng sống trong công việc và chất lượng cuộc sống của nhân viên tiếp thị tại Việt Nam của Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011), các tác giả đã tiến hành khảo sát 364 nhà tiếp thị làm việc tại các công ty khác nhau trên địa bàn TP.HCM, đồng thời phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA ) đã được sử dụng để đánh giá các biện pháp và mơ hình phương
trình cấu trúc ( SEM) đã được sử dụng để kiểm tra các mơ hình lý thuyết và giả thuyết. Kết quả cho thấy có thể đo lường chất lượng sống trong công việc qua các nhân tố:
- Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại - Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ - Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức
Chi tiết thang đo chất lượng đời sống công việc trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) được thể hiện trong phụ lục 1.
Đồng thời, các tác giả cũng chứng minh rằng chất lượng sống trong cơng việc có tác động tích cực đến kết quả cơng việc của nhân viên tiếp thị tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011), Việt Nam được xem là một trường hợp điển hình cho việc nghiên cứu năng lực tâm lý và chất lượng đời sống công việc trong ngành tiếp thị. Vào năm 1986, chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một chương trình cải cách kinh tế mới, nhằm chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo hệ thống kế hoạch tập trung, hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu hướng vào sản xuất. Các doanh nghiệp này thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và quản lý tiếp thị. Khi chuyển đổi nền kinh tế sang một nền kinh tế thị trường, cùng với việc hội nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đã bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi phương thức kinh doanh. Thay vì tập trung vào sản xuất và chủ yếu dựa vào các hệ thống lập kế hoạch của Chính phủ để phân phối và các vai trị khác của Chính phủ trong việc quản lý thị trường, các công ty lúc này được yêu cầu phải làm ra sản phẩm, phát triển thương hiệu và tìm thị trường chính sản phẩm, thương hiệu của mình. Các cơng ty cũng buộc phải sản xuất với chất lượng cao, cạnh tranh thương hiệu mạnh mẽ hơn và được yêu cầu là phải tiếp thị hiệu quả thương hiệu của mình để cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế khác trong thị trường nội địa, và thậm chí là thị trường xuất khẩu. Cũng cùng thời điểm này, hệ thống ngân hàng trong nước cũng bắt đầu được mở rộng và phát triển để có
Trong tiến trình hội nhập kinh doanh - kinh tế quốc tế như hiện nay, ngân hàng hay marketing đều được xem là những ngành “hot”. Cả hai ngành đều mang tính chất thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ do chính ngành nghề đó cung cấp. Ngân hàng kinh doanh dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường tài chính, trên cơ sở đó cung cấp cho các tổ chức, cá nhân những dịch vụ liên quan đến tiền bạc, các nhu cầu về tài chính; trong khi đó, ngành tiếp thị quản lý sẽ làm nhiệm vụ theo dõi và tìm hiểu nhu cầu và sự phân bổ về mặt địa lý của các loại khách hàng đối với các loại sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) khác nhau cũng như dự đoán xu hướng tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng sát nhất với nhu cầu của thị trường để cung cấp các sản phẩm phù hợp với khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Nói một cách khác, nhân viên ngân hàng hay nhân viên tiếp thị đều được xem là nhân viên kinh doanh trên thị trường.
Đến nay, khi cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế gần như đã được mở hoàn toàn, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào thị trường Việt Nam, ngành tiếp thị cũng như ngành ngân hàng và một số ngành dịch vụ khác được xem là những ngành trọng yếu Việt Nam cần đẩy mạnh để có thể cạnh tranh và tồn tại. Một mặt các doanh nghiệp trong những ngành này phải không ngừng đào tạo nguồn nhân lực để phát triển; thu hút lực lượng nhân lực trẻ, năng động; mặt khác cần giữ vững đội ngũ nhân viên hiện tại là những nhiệm vụ mà các doanh nghiệp, ngân hàng cần làm để đảm bảo nguồn nhân sự cho tổ chức của mình. Do đó, tác giả đưa ra giả định, tâm lý cũng như những nhu cầu về cuộc sống trong công việc của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng và nhân viên trong lĩnh vực tiếp thị tương đồng nhau.
Mặc dù vậy, hai ngành này cũng có những điểm khác biệt đáng kể: Do đặc thù công việc là phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, khối lượng giao dịch phát sinh trong ngày lớn nên các nhân viên đều mong muốn các trang thiết bị làm việc được trang bị đầy đủ và hiện đại nhằm giúp họ có thể xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng nhất để đáp ứng được khối lượng công việc trong ngày và rút
ngắn được thời gian giao dịch, góp phần nâng cao hình ảnh ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn nữa, các giao dịch giữa nhân viên và khách hàng là các giao dịch liên quan đến tiền bạc nên sự an tồn trong cơng việc là yếu tố họ rất quan tâm. Việc bố trí an ninh chặt chẽ tại nơi làm việc khơng chỉ giúp nhân viên an tâm hơn trong cơng việc mà cịn giúp cả khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi đến ngân hàng thực hiện giao dịch. Ngoài ra, họ cũng chú trọng đến việc được đảm bảo sức khỏe trong cơng việc để có thể xử lý khối lượng cơng việc khá lớn trong ngày.
Mặt khác, các nhân viên ngân hàng đa phần đều có trình độ chun mơn khá cao, khả năng giao tiếp và xử lý công việc tốt, nên họ thường được chủ động ở một mức độ nhất định trong cơng việc, một mặt nhằm đảm bảo có thể xử lý nhanh nhất khối lượng công việc, mặt khác, nhằm phát triển năng lực cá nhân ở mỗi người. Tuy nhiên, do ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm nên bên cạnh việc tạo điều kiện cho nhân viên chủ động trong công việc, một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ cũng được xây dựng và duy trì nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các thành viên trong các bộ phận, phòng ban với nhau nhằm hồn thành cơng việc chung là thật sự cần thiết khi làm việc trong môi trường làm việc hiện đại và năng động như ngân hàng. Tuy nhiên mức độ phối hợp có nhịp nhàng, ăn ý hay khơng cịn tùy thuộc vào mối quan hệ giao tiếp, sự cởi mở giữa các thành viên tại mỗi đơn vị.
Do đó, dựa vào tính tương đồng giữa hai ngành nghề tiếp thị và ngân hàng, cũng như một số đặc điểm tương đồng của nhân lực thuộc các lĩnh vực này, tác giả sử dụng lặp lại thang đo về chất lượng sống trong công việc trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & cộng sự (2011) để kiểm định ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc và sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên ngành ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
2.9 Mơ hình nghiên cứu 2.9.1 Mơ hình nghiên cứu
Luận văn xem xét sự ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến sự hài lịng trong cơng việc và kết quả cơng việc của nhân viên.
Luận văn có hai mơ hình nghiên cứu: (1) mơ hình ảnh hưởng của chất lượng sống trong cơng việc đến sự hài lịng trong cơng việc và (2) mơ hình ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc.
Hình 2.1 Mơ hình ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến sự hài lịng trong cơng việc và kết quả cơng việc
Như vậy, nghiên cứu “ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến sự hài lịng & kết quả cơng việc” gồm 3 khái niệm và 5 thành phần: (1) Chất lượng sống trong công việc, (2) Sự hài lịng trong cơng việc và (3) Kết quả công việc.
Bảng 2.4 Danh sách các thành phần của mơ hình:
Khái niệm Tên biến thành phần Ký hiệu
Chất lượng sống trong công việc
Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại TT
Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ QH
Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức KT
Sự hài lịng cơng việc Sự hài lịng cơng việc HL
Kết quả công việc Kết quả công việc KQ
Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức
Kết quả công việc Sự hài lịng trong
2.9.2 Giả thuyết nghiên cứu
Trong việc xem xét ảnh hưởng của chất lượng sống trong cơng việc đến sự hài lịng trong cơng việc và kết quả công việc, hầu hết các nghiên cứu đã nêu trên đều chỉ ra mối tương quan dương giữa các biến này. Xét tính tương đồng của thị trường nghiên cứu và đối tượng khảo sát nghiên cứu, tác giả kiểm định liệu kết quả này có tiếp tục đúng trong điều kiện Việt Nam, mẫu là các nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP.HCM. Do đó, các giả thuyết của nghiên cứu:
H1a: Có sự tương quan cùng chiều giữa Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại và Sự hài lịng trong cơng việc.
H1b: Có sự tương quan dương cùng chiều Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ và Sự hài lịng trong cơng việc.
H1c: Có sự tương quan cùng chiều giữa Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức và Sự hài lịng trong cơng việc.
Mối quan hệ giữa chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc đã được thể hiện trong nghiên cứu về năng lực tâm lý của nhân viên tiếp thị tại Việt Nam của Nguyễn & cộng sự (2011). Theo đó, các tác giả đã khẳng định chất lượng sống trong cơng việc có tác động tích cực đến kết quả công việc của người lao động. Xét tính tương đồng giữa các đối tượng khảo sát, tác giả đề nghị giả thuyết:
H2a: Có sự tương quan cùng chiều giữa Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại và Kết quả cơng việc.
H2b: Có sự tương quan cùng chiều giữa Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ và Kết quả cơng việc.
H2c: Có sự tương quan cùng chiều giữa Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức và Kết quả công việc.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan dương giữa sự hài lịng trong
cơng việc và kết quả công việc. Để xem xét mối tương quan này trong điều kiện Việt Nam đối với thị trường ngân hàng trên địa bàn TP.HCM, nghiên cứu có giả thuyết sau:
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm giới tính, các nhóm chức danh, các nhóm tình trạng hơn nhân và các nhóm thu nhập của nhân viên ngành ngân hàng:
H3a: Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ về ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc và sự hài lịng trong cơng việc.
H3b: Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa chức danh quản lý và nhân viên về ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc và sự hài lịng trong cơng việc.
H3c: Có sự khác biệt có ý nghĩa về tình trạng hơn nhân của nhân viên: giữa người đã kết hôn và người độc thân về ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả cơng việc và sự hài lịng trong cơng việc.
H3d: Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm thu nhập khác nhau về ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc và sự hài lịng trong cơng việc.
2.10 Tóm tắt
Chương II trình bày cơ sở lý thuyết về chất lượng sống trong công việc, sự hài lịng trong cơng việc và kết quả công việc. Chương này cũng đã đưa ra một số nghiên cứu có liên quan trước đây. Dựa trên cơ sở lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu ban đầu, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của các thành phần của chất lượng sống trong cơng việc đến sự hài lịng trong công việc và kết quả công việc.
CHƯƠNG III
THU THẬP & XỬ LÝ DỮ LIỆU
Chương II đã trình bày cơ sở lý thuyết, đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết. Chương III nhằm mục đích giới thiệu phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu để đánh giá các thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết.
3.1 Các nguồn thông tin 3.1.1 Thông tin sơ cấp 3.1.1 Thông tin sơ cấp
Thực hiện điều tra lấy ý kiến của các nhân viên ngân hàng liên quan đến vấn đề chất lượng sống trong công việc và sự hài lịng trong cơng việc, kết quả công việc.
3.1.2 Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề về chất lượng sống trong cơng việc, sự hài lịng trong cơng việc, kết quả công việc của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới và chủ yếu được thu thập thông qua phương tiện Internet.
3.2 Thiết kế mẫu – Chọn mẫu Tổng thể: Tổng thể: