Thang đo mơ hình chất lượng sống trong công việc dựa vào thang đo của Nguyễn & cộng sự (2011). Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy khơng có sự khác biệt hay thay đổi các thành phần của thang đo đối với nhân viên ngân hàng.
Để kiểm định mơ hình, độ tin cậy của từng thành phần của thang đo chất lượng sống trong công việc sẽ được đánh giá qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha.
Sau khi sử dụng Cronbach’s Alpha để loại đi các biến không đạt độ tin cậy, các biến đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với thang đo chất lượng sống trong công việc, thang đo sự hài lịng trong cơng việc và thang đo kết quả cơng việc. Mục đích của EFA là khám phá cấu trúc của thang đo chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Cuối cùng, tất cả các thành phần được đưa vào phân tích hồi quy bội nhằm khẳng định giả thiết ban đầu.
4.1.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,60 trở lên.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 24): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt, từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường
hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”.
Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (Alpha> 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy).
Qua kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho thấy các biến thuộc thang đo các thành phần đều đạt độ tin cậy lớn hơn 0,50, tương quan biến tổng của từng biến quan sát > 0,30. Cụ thể: thang đo sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại (TT) có Cronbach alpha là 0,847; thang đo sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ (QH) có Cronbach alpha là 0,852; thang đo sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (KT) có Cronbach alpha là 0,852; thang đo sự hài lịng trong cơng việc (HL) có Cronbach alpha là 0,876 và thang đo kết quả cơng việc (KQ) có Cronbach alpha là 0,836. Các hệ số tương quan biến tổng của các thang đo đều cao hơn mức cho phép (lớn hơn 0,3). Vì thế, tất cả các biến quan sát đều đạt độ tin cậy để sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA trong bước tiếp theo.
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các thang đo
Stt Thang đo Số biến quan sát Cronbach Alpha Hệ số tương quan giữa biến-tổng nhỏ nhất 1 Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại (TT) 3 0,847 0,705 2 Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ (QH) 3 0,852 0,709 3 Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (KT) 3 0,852 0,697 4 Sự hài lịng trong cơng việc (HL) 5 0,876 0,679 5 Kết quả công việc (KQ) 4 0,836 0,630
(Nguồn: Kết quả SPSS)
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Tồn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA), để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và tính độ tin cậy (Sig) của các biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau hay khơng. Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
- Hệ số KMO >= 0,5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett <= 0,05. KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0,90 là rất tốt; KMO ≥ 0,80: tốt; KMO ≥ 0,70: được; KMO ≥ 0,60: tạm được; KMO≥ 0,50: xấu; KMO< 0,50: không thể chấp nhận được.
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) >= 0,5. Theo Hair & cộng sự (2006), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu; > 0,4 được xem là quan trọng; >= 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & cộng sự (2006) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75.
- Tổng phương sai trích >= 50% - Hệ số Eigenvalue >1
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
- Phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1
4.1.2.1 Thang đo chất lượng sống trong công việc
Sau khi tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, tất cả 9 biến quan sát của thang đo chất lượng sống trong công việc 3 thành phần đều đạt yêu cầu và đều được đưa vào phân tích EFA.
Khi phân tích EFA với thang đo chất lượng sống trong cơng việc, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue >1.
Kết quả phân tích EFA cho thấy 9 biến quan sát được phân tích thành 3 nhân tố. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0,3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Kết quả KMO & Barlett: hệ số KMO = 0,754 đạt yêu cầu > 0,5 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi- Square của kiểm định Barlett đạt mức 1,131 với mức ý nghĩa Sig = 0,000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.
Hệ số Eigenvalue = 1,011 >1 đạt yêu cầu, điểm dừng tại nhân tố thứ 3 với phương sai trích đạt 77,218%, có nghĩa là 3 nhân tố được rút ra giải thích được 77,218% biến thiên của dữ liệu (xem thêm Phụ lục 6).
Bảng 4.2 Kết quả EFA thang đo chất lượng sống trong công việc
STT Tên biến Tên nhân tố 1 2 3
1 KT3 0,849
Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (KT)
2 KT1 0,822 3 KT2 0,787 4 QH1 0,848
Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ (QH)
6 QH2 0,842 7 QH 3 0,810 8 TT2 0,834
Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại (TT) 9 TT1 0,827
10 TT3 0,788
(Nguồn: Kết quả SPSS)
Nhân tố thứ nhất gồm có 3 biến quan sát sau:
KT1: Cơng việc của tôi cho phép tơi thể hiện hết khả năng của mình KT2: Cơng việc giúp tơi nâng cao kỹ năng chun mơn của mình KT3: Cơng việc giúp tơi phát huy khả năng sáng tạo của bản thân
Nhân tố này được đặt tên là Sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức, ký hiệu là KT Nhân tố thứ hai gồm có 3 biến quan sát:
QH1: Tơi có bạn bè tốt tại ngân hàng
QH2: Sau giờ làm việc, tơi có đủ thời gian để thư giãn, giải trí QH3: Tơi được tơn trọng tại ngân hàng
Nhân tố này được đặt tên là Sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ, ký hiệu là QH Nhân tố thứ ba gồm có 3 biến quan sát:
TT1: Ngân hàng cung cấp cho tôi chế độ phúc lợi tốt TT2: Tơi hài lịng với thu nhập của tôi tại ngân hàng
TT3: Công việc hiện tại của tôi tại ngân hàng đảm bảo cho cuộc sống của tôi Nhân tố này được đặt tên là Sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, ký hiệu là TT 4.1.2.2 Thang đo Sự hài lịng trong cơng việc
KMO = 0,866, kiểm định Chi-Square = 476,243, mức ý nghĩa Sig = 0. Hệ số tải nhân tố của các biến đều đạt trên 0,7; phương sai trích là 67,080%. Như vậy tất cả các biến quan sát của thang đo sự hài lịng trong cơng việc đều đạt yêu cầu (xem thêm Phụ lục 7).
4.1.2.3 Thang đo Kết quả công việc
Tương tự, Kết quả phân tích nhân tố đối với thang đo kết quả cơng việc cho thấy cũng có 1 nhân tố được rút trích ra và khơng có biến quan sát nào bị loại. Với hệ số KMO = 0,810, kiểm định Chi-Square = 301,927, mức ý nghĩa Sig = 0. Hệ số tải nhân tố của các biến đều đạt trên 0,7; phương sai trích là 67,378%. Như vậy tất cả các biến quan sát của thang đo kết quả trong công việc đều đạt yêu cầu (xem thêm Phụ lục 8).
Như vậy, sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định chính thức độ tin cậy của thang đo chất lượng sống trong công việc, khơng xảy ra tình trạng loại biến, do đó, mơ hình nghiên cứu giữ nguyên như ban đầu.