CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT khi thuê các cơng ty DVKT bên ngồi, tác giả đã thu thập và tổng hợp các lý thuyết nền, các cơng trình nghiên cứu có liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu phù hợp trong điều kiện cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra quy trình nghiên cứu chung của luận văn như sau:
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn
(Nguồn: tác giả tổng hợp) 4 1 8 7 6 5 3 2
Vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của DNNVV được thực hiện bởi các công ty cung cấp DVKT
Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT
- Đo lường và phân tích chất lượng BCTC của DNNVV được thực hiện bởi các công ty DVKT
Cơ sở lý thuyết Câu hỏi nghiên cứu
Q1: Những cơng trình nghiên cứu trước đây đã đo lường và xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT ?
Q2: BCTC do các công ty DVKT cung cấp cho DNNVV có chất lượng như thế nào?
Mơ hình nghiên cứu
Xây dựng thang đo
1.Thang đo chất lượng TTKT 2.Thang đo hệ thống pháp lý 3.Thang đo mối quan hệ 4.Thang đo giá phí DVKT
5.Thang đo hoạt động kiểm tra, giám sát 6.Thang đo nhận thức của NQL
7.Thang đo trình độ của KTDV
Nghiên cứu sơ bộ và tiến hành khảo sát Phân tích và kiểm định
1.Phân tích thống kê mơ tả 2.Phân tích Cronbach’s alpha 3.Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.Phân tích tương quan
5.Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT
Dựa vào quy trình nghiên cứu trên, các cơng việc cần thực hiện gồm:
o Phân tích tình hình thực tiễn để đưa ra nhận định về các vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu, sau đó xác định mục tiêu nghiên cứu (vấn đề này đã được trình bày ở chương 1).
o Tổng kết cơ sở lý thuyết để làm nền tảng xây dựng mơ hình (vấn đề này đã được trình bày ở chương 2).
o Xây dựng giả thiết, thang đo nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và thiết kế bảng câu hỏi.
o Thực hiện nghiên cứu sơ bộ để đánh giá sơ bộ, hiệu chỉnh thang đo và hình thành thang đo chính thức trong bảng câu hỏi.
o Tiến hành khảo sát.
o Thu thập, tổng hợp, mã hóa bảng trả lời vào phần mềm SPSS.
o Thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê như thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, phân tích tương quan và kiểm định mơ hình nghiên cứu.
o Kết luận và đưa ra các kiến nghị.