CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi
3.4.1.1. Hệ thống pháp lý
Nhân tố hệ thống pháp lý đã được các nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước xác định là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC. Nghiên cứu của Stoderstrom và cộng sự (2007) cũng đã khẳng định chất lượng TTKT khi áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: chuẩn mực kế tốn, hệ thống pháp luật và chính trị. Nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), cũng cho rằng khung pháp lý về kế toán áp dụng cho DNNVV có tác động mạnh mẽ đến chất lượng TTKT trên BCTC.
Các cơ quan nhà nước, Hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm soát các phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày các TTKT trên BCTC đảm bảo cơng tác kế tốn có tính thống nhất; phản ánh đầy đủ, trung thực, hợp lí các nội dung trên BCTC. Ngồi ra các quy định về thuế cũng có tác động mạnh mẽ đến việc lập trình bày các BCTC. Bên cạnh đó các quy
định về điều kiện hành nghề cũng góp phần nâng cao năng lực của kế tốn dịch vụ và tăng cường tính trách nhiệm của công ty DVKT đối với các DNNVV qua đó nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC.
Vì vậy để kiểm định các nhân tố về hệ thống pháp lý ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng TTKT trên BCTC của DNNVV do công ty DVKT, luận văn đề xuất các biến quan sát sau: (1) tính rõ ràng, đầy đủ và nhất quán của hệ thống pháp lý tại Việt Nam về kế toán, (2) quy chế hành nghề kế tốn, (3) các quy định về trách nhiệm của cơng ty DVKT; (3) các quy định về thuế.
3.4.1.2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các công ty DVKT
Nghiên cứu của Đinh Công Thành và Lê Tấn Nghiêm (2016) dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) và phân tích hồi quy đã khẳng định nhân tố mối quan hệ giữa bên cho thuê và bên đi thuê có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của dịch vụ. Nghiên cứu của Haron và các cộng sự (2010) cũng chỉ ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơng ty DVKT có tác động tích cực đến chất lượng DVKT nghĩa là khi quan hệ càng gắn bó thì chất lượng DVKT càng cao hơn. Mối quan hệ giữa cơng ty DVKT và các DNNVV gắn bó giúp nâng cao sự hài lòng và tin tưởng của DNNVV trong việc trao đổi các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu các công ty DVKT giúp đỡ và đưa ra hướng xử lý phù hợp cho doanh nghiệp. Ngồi ra việc cơng ty DVKT thông cảm đối với các khó khăn của DNNVV, ln hồn thành cơng việc đúng hạn và tạo thuận lợi cho các DNNVV trong quá trình làm việc sẽ làm cho mối quan hệ giữa DNNVV và các công ty DVKT trở nên gắn bó hơn.
Do đó để kiểm định ảnh hưởng của nhân tố này đến chất lượng TTKT, tác giả đề xuất các biến quan sát như sau: (1) thái độ hỗ trợ, (2) sự tin tưởng, (3) độ dài mối quan hệ, (4) hồn thành cơng việc theo đúng cam kết, (5) điều kiện làm việc thuận lợi.
3.4.1.3. Giá phí DVKT
dụng các cơ hội sử dụng nguồn lực ở bên ngoài. Nghiên cứu về lý thuyết TCE của Ronald (1937) cho thấy quyết định thuê ngoài của doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi ích về tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu của Haron và các cộng sự (2010) cũng khẳng định giá phí DVKT phụ thuộc vào quy mơ DNNVV, lĩnh vực kinh doanh và các rủi ro cần được xử lý. Nghiên cứu của Ganesan (2010) cho thấy các DNVVN sẽ phải trả mức phí khác nhau nếu cơng ty DVKT có thể thể hiện được các kỹ năng và khả năng kỹ thuật tốt, đáng tin cậy, lịch sự, kiến thức và kỹ thuật tốt.
Do đó để kiểm tra tác động của nhân tố giá phí đến chất lượng TTKT của DNNVV, tác giả đề xuất các biến quan sát như sau: (1) giá phí th cơng ty DVKT thấp hơn chi phí tự tổ chức bộ máy, (2) giá phí được thương lượng kĩ lưỡng, (3) doanh nghiệp khơng phải chịu thêm chi phí nào phát sinh, (4) giá phí là điều kiện quan trọng để lựa chọn các công ty DVKT.