Tình hình tiêu thụ quýt

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 64)

Quýt Chợ Đồn vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ, Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Quýt được các tư thương mua và chở đi lên Cao Bằng, Thái Nguyên. Đầu vụ giá bán quýt dao động từ 12 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng, đến chính vụ giá quýt có phần giảm xuống từ 10 nghìn đồng đến 12 nghìn đồng tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá quýt được nâng lên đến 15-17 nghìn đồng, Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quýt nên năng suất cao, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả bấp bênh - đó là một nỗi lo cho người nông dân. Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của quýt, ổn định thị trường đầu ra.

Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.

Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ

bị nợ nần.

Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ quýt của huyện thì tôi được biết quýt được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp.

Hình 4.2: Sơ đồ tiêu thụ quýt tại huyện Chợ Đồn

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2014)

- Kênh tiêu thụ trực tiếp (kênh 1): Các hộ nông dân nhà gần mặt đường, có quán bán hàng và có quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì bán quýt cho khách hàng đi trên tuyến đường quốc lộ đi ra thị xã Bắc Kạn, xuống Thái Nguyên hay lên Cao Bằng.

Nếu bán bằng con đường trực tiếp này thì giá bán sẽ cao hơn so với bán cho thương lái tới nhà mua, tuy nhiên rất mất thời gian và lượng bán nhỏ lẻ vì khách hàng thường mua về làm quà biếu hoặc sử dụng trực tiếp.

- Kênh tiêu thụ gián tiếp (kênh 2, kênh 3, kênh 4): Phần lớn sản lượng quýt còn lại tiêu thụ qua một khâu trung gian.

+ Kênh 2: Các thương lái tới tận vườn mua quýt của hộ gia đình, sau đó mang đi bán cho người tiêu dùng. Hình thức này là phổ biến nhất tại địa phương bởi lẽ với các vườn quýt có sản lượng lớn thì các quán buôn bán nhỏ không thể mua hết đươc, và hộ gia đình cũng không thể ngồi bán lẻ vì nếu bán lẻ tẻ thì sẽ bị hao hụt lớn rất tốn nhiều thời gian. Khi thương lái tới thăm vườn và mặc cả giá cả hợp lý họ sẽ mua cả vườn như vậy chủ vườn sẽ không mất nhiều thời gian, thu hoạch 1 lần tránh hao hụt đồng thời tiền họ thu được sẽ tập trung.

+ Kênh 3: Người trồng quýt bán cho những quán bán quýt, hoặc những hộ gia đình bán quýt ven đường để họ bán cho khách hàng qua đường tiêu

Nông hộ Người tiêu dùng

Người bán buôn Người bán lẻ Kênh 2 Kênh 1 Kênh 3 Kênh 4 63

dùng trực tiếp. Với kênh 3 này thì giá cả sẽ giảm đi một chút so với bán trực tiếp, nhưng đỡ mất thời gian và bán được một lượng lớn hơn.

Kênh 4: Các thương lái tới tận vườn mua quýt của hộ gia đình, sau đó mang đi bán đổ cho các quán và các quán bán cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 64)