Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 28)

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào. Thông tin, số liệu được thu thập từ các nguồn điều tra thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ địa phương.

* Phương pháp điều tra mẫu

- Chọn mẫu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, việc chọn điểm nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Địa bàn mang tính đại diện cho các vùng sinh thái như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

+ Địa bàn có diện tích và sản lượng quýt tương đối lớn.

+ Địa bàn có điều kiện kinh tế khác nhau để có số liệu phong phú trong quá trình sản xuất.

Trên cơ sở đó tôi tiến hành chọn ra 3 xã trong tổng số 22 xã, thị trấn. Trong tất cả các hộ tham gia trồng quýt tôi chọn mỗi xã 20 hộ để nghiên cứu, trong mỗi xã tôi chọn 3 thôn và mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 7 đến 8 hộ để tiến hành điều tra nghiên cứu. Như vậy tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/3 xã. Trong các hộ được chọn ra có điều kiện kinh tế, diện tích trồng quýt khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất quýt nói riêng của các hộ là khác nhau. Cụ thể các xã được chọn là xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên của huyện Chợ Đồn.

+ Rã Bản: Là xã có diện tích trồng quýt lớn nhất, tình hình kinh tế trong xã tương đối ổn định có nhiều hộ khá, đất đai địa hình thuận lợi cho cây quýt phát triển.

+ Phương Viên: Là xã có diện tích trồng quýt đứng thứ 2 trong huyện, tình hình kinh tế cũng khá phát triển, đất đai, địa hình khá thuận lợi cho sản xuất quýt. Quy mô trồng quýt vẫn còn nhỏ lẻ.

+ Đông Viên: Là xã xa trung tâm huyện hơn hai xã trên, diện tích trồng quýt mới được mở rộng trong mấy năm gần đây nên chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp từ quýt, tình hình kinh tế hộ trong xã chưa đồng đều. Quy mô vẫn còn nhỏ và lẻ.

Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây quýt trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá thực trạng phát triển cây quýt.

- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ,... Tình hình sản xuất quýt tại nông hộ như diện tích trồng quýt, chi phí trồng quýt, tổng thu nhập từ cây quýt, nơi cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất quýt.

Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ.

* Phương pháp chuyên gia

Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương như trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, người lãnh đạo, những người dân có uy tín tại địa phương. Phương pháp này cho phép khai thác thông tin bản địa của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w