Đánh giá thực trạng sản xuất CAQ trên địa bàn của huyện Chợ Đồn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 50)

Chợ Đồn là một huyện có điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp các cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, cam, quýt, chanh, hồng không hạt. Các cây trồng này đã được người dân địa phương trồng từ khá lâu, nhưng chủ yếu trồng nhỏ lẻ, chưa thành hàng hóa. Trong mấy năm gần đây, khi quýt được bán rộng trên thị trường, nhiều người biết đến và ưa chuộng thì diện tích quýt được mở rộng, những diện tích trồng các cây hằng năm, những ruộng lúa một vụ, những đồi ngô kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang trồng cây quýt; Người dân mạnh dạn đầu tư, thường xuyên chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và quýt trở thành hàng hóa, mang lại thu nhập cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu.

Sau vụ thu hoạch năm 2013, người dân trồng quýt huyện Chợ Đồn khá phấn khởi vì quýt tuy không đạt được năng suất cao như năm 2012, song giá cả của quýt lại khá cao và ổn định với giá bình quân 12.000 - 15.000đ/kg có

rất nhiều hộ thu nhập hàng chục triệu đồng.

Anh Nông Văn Thời - Trưởng thôn Nà Phung xã Rã Bản, phấn khởi cho

biết: “Vụ quýt năm ngoái gia đình tôi thu hoạch được 6 -7 tấn, thu về gần 60

triệu đồng. Nhưng đến vụ quýt năm nay, gia đình thu được chỉ có 5-6 tấn quýt, do thời tiết thay đổi nhiều sâu bệnh nên năng suất giảm hơn so với năm 2012. Tuy nhiên, giá cả năm nay lại cao và ổn định hơn năm trước khá nhiều. Anh cũng cho biết thêm, không riêng gì gia đình anh, vụ quýt năm nay bà con trong thôn ai cũng vui vì quýt bán được giá tương đối cao và ổn định. Bà con thu hoạch đến đâu thương lái vào tận vườn hoặc trung tâm thôn mua hết đến đó”.

Nhận thức được hiệu quả kinh tế từ loại cây ăn quả này, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định cây cam, quýt là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Hằng năm huyện Chợ Đồn đưa vào chỉ tiêu, phấn đấu phát triển trồng ra diện rộng.

Bảng 4.5. Diện tích một số cây trồng chủ yếu của huyện giai đoạn 2010 - 2013 Loại cây Năm 2010 (ha) Năm 2011 (ha) Năm 2012 (ha) Năm 2013 ( ha) So sánh (%) 201 1 2010 201 2 2011 2013 2012 BQC Quýt 159,83 174,64 203,07 275,01 109,27 116,28 135,43 120,33 Cam 6,8 13,2 14,8 16,9 194,12 112,12 114,19 140,14 Lúa 3.684,76 3.465,24 3.180,89 3.080,81 94,04 91,79 96,85 94,23 Ngô 1.568,76 1.321,54 1.267,35 1.145,80 84,24 95,90 90,41 90,18

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Chợ Đồn, 2014)

Qua bảng cho thấy được cây lúa, cây ngô vẫn là hai cây chủ đạo trong đời sống sản xuất của người dân trong huyện. Cụ thể, diện tích cây lúa và cây ngô năm 2013 lần lượt là 3.080,81 ha và 1.145,80 ha. Trong khi diện tích cây quýt và cam chỉ là 275,01ha và 16,9 ha. Tuy nhiên, khi so sánh diện tích qua các năm thì diện tích cây lúa và ngô qua các năm có xu hướng giảm dần, trong khi đó diện tích cây ăn quả là cây quýt và cam lại có xu hướng tăng lên qua các năm thể hiện. Năm 2010 đất trồng quýt là 159,83 ha đến năm 2013 huyện Chợ Đồn đã trồng mới được gần 100 ha, nâng tổng diện tích trồng quýt của toàn huyện lên hơn 275 ha. Thay vào đó là diện tích trồng lúa, trồng màu giảm cụ thể diện tích trồng lúa giảm từ 3.684,76 ha năm 2010 xuống 3.080,81 ha năm 2013. Diện tích trồng ngô giảm từ 1.568,76 ha năm 2010 xuống còn 1.145,80 ha năm 2013, sở dĩ đất trồng lúa, ngô giảm mạnh như vậy là những đồi nương, bãi ngô trên sườn đất dốc hoặc những bãi ít màu mỡ cho năng suất thấp người dân đã chuyển sang trồng quýt, một phần diện tích lúa, ngô còn lại chỉ trồng để phục vụ chăn nuôi.

Được sự quan tâm của các cấp đảng ủy, chính quyền địa phương cùng với các dự án, đề án hỗ trợ của các cấp, diện tích trồng quýt của huyện tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 có khoảng 132,90 ha cho thu hoạch thu về hàng tỷ đồng - đây là nguồn thu nhập lớn của nhân dân địa phương. Với việc phát triển quýt, đã góp phần đắc lực cho địa phương xóa đói nghèo nhanh chóng. Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất người dân

đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế phương pháp nhân giống bằng ươm hạt hoặc chiết cành sang cây ghép, trồng và bón phân đúng kỹ thuật kết hợp phòng trừ sâu bệnh.

Bảng 4.6: Diện tích đất trồng quýt của huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013 ĐVT: ha Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) BQC (%) 2011/201 0 2012/201 1 2013/2012 Rã Bản 92,94 98,63 103,08 127,70 106,12 104,51 123,88 111,51 Phương Viên 30,90 34,77 38,78 51,94 112,52 111,53 133,94 119,33 Đông Viên 17,60 23,82 29,70 42,13 135,34 124,69 141,85 133,96 Đại Sảo 7,31 8,64 17,65 28,68 118,19 204,28 162,49 161,66 Yên Mỹ 6,72 5,65 9,66 16,34 84,08 170,97 169,15 141,40 Ngọc Phái 4,36 3,13 4,20 8,22 71,79 134,19 195,71 133,90 Tổng 159,83 174,64 203,07 275,01 109,27 116,28 135,43 120,32

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Chợ Đồn, 2014)

Qua bảng trên cho thấy diện tích trồng quýt của các xã trong huyện không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2010 tổng diện tích toàn huyện là 159,83 ha, năm 2011 là 174,64 ha tăng 9,27% so với năm 2010.Năm 2012 là 203,07 ha tăng 16,28% so với năm 2011. Năm 2013 là 275,01 ha tăng 35,43% so với năm 2012. Nhìn chung, diện tích trồng quýt của các xã tương đối lớn, lớn nhất là xã Rã Bản với 127,70 ha năm 2013. Các xã Rã Bản, Phương Viên, Đông Viên là những xã đã phát triển trồng quýt từ khá lâu và phần lớn đã cho thu hoạch. Nhận thấy được tiềm năng phát triển cũng như nhìn thấy hiệu quả rõ rệt từ các hộ trồng quýt, ba bốn năm gần đây diện tích trồng quýt đã được nhân rộng ra các xã trong toàn huyện, điển hình là xã Đại Sảo năm 2010 7,31 ha; năm 2011 là 8,64 ha tăng 18,19% so với năm 2010 đến năm 2013 là 28,68 ha tăng 62,49% so với năm 2012. Các xã khác cũng được mở rộng đáng kể, Những diện tích mới trồng mở rộng này dự tính sẽ bắt đầu đầu từ năm 2015.

Như chúng ta đã biết yếu tố năng suất giữ vai trò chủ đạo giúp nâng cao hiệu quả cây trồng. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, UBND các xã và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông cùng sự nỗ lực, thông minh sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm và sự đầu tư của người dân nên năng suất của cây quýt đã không ngừng tăng lên. Điều đó được thể hiện ở bảng 4.7.

Qua bảng số liệu 4.7 về năng suất cây quýt của các thôn trên địa bàn huyện cho thấy nhìn chung cây quýt của toàn huyện đều tăng về năng suất cụ thể như sau: Năm 2010 năng suất bình quân của toàn huyện đạt 5,8 tấn/ha, năm 2011 đạt 6,3 tấn/ha tăng 0,5 tấn/ha tương ứng 8,62% so với năm 2010. Năm 2012 năng suất bình quân đạt 7,18 tấn/ha tăng 0,88 tấn/ha tương ứng 13,97% so với năm 2011. Tuy nhiên năm 2013, năng suất quýt lại giảm 13,65% so với năm 2012.

Trong tất cả các xã thì Rã Bản là xã có năng suất quýt cao nhất trong toàn huyện. Năm 2010 đạt 6,1 tấn/ha, đến năm 2011 là 6,5 tấn/ha tăng 6,56% so với năm 2010. Năm 2012 năng suất đạt tới 7,25 tấn/ha tăng 11,54% so với năm 2011. Năm 2013 năng suất giảm chỉ đạt 6,3 tấn/ha giảm 13,1%. Có được kết quả này đó là do người dân xã Rã Bản đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất quýt, trong đầu tư cả về phân bón, công chăm sóc cho việc trồng cây quýt và nơi đây được ưu ái đất sản xuất màu mỡ, thuận lợi cho cây quýt phát triển mạnh.

Bảng 4.7. Năng suất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013

Năng suất (tấn/ha) So sánh (%) BQC

(%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011/2010 2012/201 1 2013/201 2 Rã Bản 6,1 6,5 7,25 6,3 106,56 111,54 86,90 101,66 Phương Viên 5,9 6,4 7,2 6,2 110,34 112,50 86,11 102,99 Đông Viên 5,8 6,4 7,2 6,2 108,47 112,50 86,11 102,36 Đại Sảo 5,6 6,3 7,15 6,15 112,50 113,49 86,01 104,00 Yên Mỹ 5,6 6,2 7,15 6,1 110,71 115,32 85,31 103,78 Ngọc Phái 5,5 6,0 7,1 6,0 109,09 118,33 84,51 103,98 49

NSBQ 5,8 6,3 7,18 6,2 108,62 113,97 86,35 102,98

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Chợ Đồn)

Xã có năng suất trồng cây quýt thấp nhất là Ngọc Phái chỉ đạt 5,5 tấn/ha năm 2010, năm 2011 là 6,0 tấn/ha, năm 2012 đạt năng suất là 7,1 tấn/ha, đến năm 2013 chỉ đạt 6,0 tấn/ha trong khi đó ở Rã Bản đã đạt được mức năng suất này từ năm 2010. Theo kết quả điều tra thì những xã trồng quýt có năng suất thấp là do họ mới bắt đầu với cây quýt, quy mô còn nhỏ lẻ, kinh nghiệm, mức đầu tư về phân bón cũng như công chăm sóc cho cây quýt là ít hơn so với các xã khác đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất cây quýt thấp hơn so với các xã khác.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w