Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 84)

3.2.2. Thực trạng phát triển cây Quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn

3.2.3. Định hướng đề xuất giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ ĐồnChợ ĐồnChợ Đồn Chợ Đồn

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập qua sách báo, qua website, qua các báo cáo có liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, qua các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu thống kê của huyện Chợ Đồn, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể, bao gồm:

- Số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn qua các báo cáo cuối năm 2010, 2011, 2012, 2013.

- Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng quýt của huyện, của các xã, thị trấn được thu thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban tại phòng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Chợ Đồn và tại các xã điều tra..

- Các số liệu về diện tích, năng suất bình quân, sản lượng đạt được của cây quýt qua các năm trên Thế giới và Việt Nam qua các website.

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất tại địa phương mà người dân gặp phải.

3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào. Thông tin, số liệu được thu thập từ các nguồn điều tra thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ địa phương.

* Phương pháp điều tra mẫu

- Chọn mẫu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, việc chọn điểm nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Địa bàn mang tính đại diện cho các vùng sinh thái như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

+ Địa bàn có diện tích và sản lượng quýt tương đối lớn.

+ Địa bàn có điều kiện kinh tế khác nhau để có số liệu phong phú trong quá trình sản xuất.

Trên cơ sở đó tôi tiến hành chọn ra 3 xã trong tổng số 22 xã, thị trấn. Trong tất cả các hộ tham gia trồng quýt tôi chọn mỗi xã 20 hộ để nghiên cứu, trong mỗi xã tôi chọn 3 thôn và mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 7 đến 8 hộ để tiến hành điều tra nghiên cứu. Như vậy tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/3 xã. Trong các hộ được chọn ra có điều kiện kinh tế, diện tích trồng quýt khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất quýt nói riêng của các hộ là khác nhau. Cụ thể các xã được chọn là xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên của huyện Chợ Đồn.

+ Rã Bản: Là xã có diện tích trồng quýt lớn nhất, tình hình kinh tế trong xã tương đối ổn định có nhiều hộ khá, đất đai địa hình thuận lợi cho cây quýt phát triển.

+ Phương Viên: Là xã có diện tích trồng quýt đứng thứ 2 trong huyện, tình hình kinh tế cũng khá phát triển, đất đai, địa hình khá thuận lợi cho sản xuất quýt. Quy mô trồng quýt vẫn còn nhỏ lẻ.

+ Đông Viên: Là xã xa trung tâm huyện hơn hai xã trên, diện tích trồng quýt mới được mở rộng trong mấy năm gần đây nên chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp từ quýt, tình hình kinh tế hộ trong xã chưa đồng đều. Quy mô vẫn còn nhỏ và lẻ.

Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây quýt trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá thực trạng phát triển cây quýt.

- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ,... Tình hình sản xuất quýt tại nông hộ như diện tích trồng quýt, chi phí trồng quýt, tổng thu nhập từ cây quýt, nơi cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất quýt.

Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ.

* Phương pháp chuyên gia

Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương như trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, người lãnh đạo, những người dân có uy tín tại địa phương. Phương pháp này cho phép khai thác thông tin bản địa của người dân địa phương.

3.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

3.4.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu

3.4.2. Đối với các thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình.

Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự

nhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có một thị trấn và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.

- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.

- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Với vị trí địa lý từ 105025’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 21057’ đến

22025’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc

Kạn khoảng 46km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch...

Như vậy, Chợ Đồn hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị trí địa lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, từng bước phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.

4.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn.

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây quýt nói riêng. Thời tiết thuận lợi thì cây quýt phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ đậu quả lớn, cho năng suất cao, sản lượng lớn và ngược lại thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, tạo quả của cây. Qua tìm hiểu đánh giá thì huyện Chợ Đồn mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành các mùa rõ rệt, ở đây khí hậu thuận lợi để phát triển cây quýt tuy nhiên với thời tiết như vậy thì sâu bệnh cũng phát triển nhiều vì vậy cần phải có biện pháp cụ thể trong từng giai

đoạn phát triển của cây quýt. Để thấy rõ được tình hình thời tiết của huyện như thế nào ta nghiên cứu bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2013 của huyện Chợ Đồn

Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí trung bình (%) 1 13 15 82 2 14 30 81 3 20 50 83 4 23 95 85 5 25 200 84 6 28 330 83 7 28 340 88 8 29 250 87 9 27 155 86 10 23 100 84 11 19 40 83 12 15 15 82 Trung bình 22 1.620 84

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn)

Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế

của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm,

mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,1oC. Các tháng có nhiệt độ

trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC -29oC), nhiệt độ trung bình

thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13oC -14 oC ). Mặc dù nhiệt độ còn bị phân

hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.

Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Đồn còn có những đặc trưng khác như sương mù. Một năm bình quân có khoảng 87 -88 ngày sương mù. Vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Về mùa đông các xã vùng núi đá vôi thường xuất hiện sương muối; từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau bình quân xuất hiện 1 - 2 đợt, mỗi đợt

kéo dài 1-3 ngày. Mưa đá là hiện tượng xảy ra không thường xuyên, trung bình 2-3 năm một lần vào các tháng 5 và 6.

Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.620mm/năm. Các tháng có

lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 là 340mm; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 năm sau 15mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 84%, thấp nhất vào tháng 2 với 81% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%.

Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra các trận mưa lớn về mùa hè.

Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, cụ thể là cây quýt là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và hạn hán.

Huyện Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Một số suối cạn nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.

Nhìn chung nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của huyện là nước mặt song do tập quán sinh hoạt và sản xuất nên chất lượng nước chưa tốt, cần phải xử lý trước khi sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.

4.1.1.3. Môi trường

Cảnh quan môi trường của huyện Chợ Đồn mang vẻ đẹp của vùng núi phía Bắc với các dãy núi xen kẽ, dưới là những cánh đồng trồng lúa, trồng màu và hệ thống các khe, suối kết hợp một cách hài hòa, tạo nên một bức tranh thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của người dân chưa thực sự hợp lý gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Trong một thời gian dài, việc bảo vệ rừng không được quan tâm đúng mức dẫn đến diện tích đất rừng, các loại động thực vật quý hiếm giảm sút nghiêm trọng. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm ảnh hưởng đến việc tạo nguồn sinh thủy, điều hòa nguồn nước, xói mòn đất. Song mức độ ô nhiễm chưa

nhiều và đến mức nghiêm trọng, về cơ bản môi trường tự nhiên của huyện còn giữ được sắc thái tự nhiên.

Để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái như: Chú trọng phát triển rừng, có những chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn, bản.

4.1.1.4. Đất đai.

Theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất như sau:

+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi: phân bố ở vùng phía Bắc

huyện từ Bằng Lũng đến Nam Cường. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9-3,5%; tỷ lệ đạm trung bình nhưng nghèo lân tổng số. Đất này thích hợp cho các loài cây lương thực, cây công nghiệp nhưng thiếu nước, dễ bị hạn vào mùa khô.

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất:

phân bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dày trung bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi còn thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao (3%-3,5%). Tỷ lệ đạm trung bình, đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của

các sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong ngành sản xuất nông nghiệp. Đây là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và xây dựng cơ sở văn hóa kinh tế của xã hội và an ninh quốc phòng. Nhìn chung đất đai khá phong phú và đa dạng, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Để thấy rõ được tình hình sử dụng đất đai của huyện Chợ Đồn ta đi nghiên cứu bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chợ Đồn qua 4 năm (2010 - 2013)

Loại đất Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2011/2010 2012/2011 2013/2012 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 91.115 100,00 91.115 100,00 91.115 100,00 91.115 100,00 100,00 100,00 100,00 1) Đất nông nghiệp 71.243,16 78,19 71.472,0 7 78,44 71.653,6 9 78,64 71.911,37 78,92 100,32 100,25 100,35 100,31 1.1) Đất sản xuất nông nghiệp 4.968,87 5,45 5.005,85 5,50 5.272,34 5,79 5.394,93 5,92 100,74 105,32 102,32 102,79 - Đất trồng quýt 159,83 0,18 174,64 0,19 203,07 0,22 275,01 0,30 109,27 116,28 135,43 120,33 - Đất lúa 3.684,76 4,04 3.465,24 3,81 3.180,89 3,49 3.080,81 3,38 94,04 91,79 96,85 94,23 - Đất trồng cây hằng năm 745,82 0,82 985,17 1,08 1.505,62 1,65 1.653,34 1,81 132,09 152,83 109,81 131,58 - Đất trồng cây lâu năm 378,46 0.41 380,80 0,42 382,76 0,43 385,77 0,43 100,62 100,51 100,79 100,64

1.2) Đất lâm nghiệp

65.873,65 72,30 66.064,99 72,50 65.977,0

7 72,41 66.110,45 72,55 100,29 99,87 100,20 100,12 1.3) Đất nuôi trồng thủy sản 400,64 0,44 401,23 0,44 404,28 0,44 405,99 0,45 100,15 100,76 100,42 100,44

2) Đất phi nông nghiệp 5.243,12 5,75 5.374,32 5,89 5.523,64 6,06 5.813,69 6,38 102,50 102,78 105,25 103,51

2.1) Đất ở 497,36 0,55 483,53 0,53 573,48 0,63 688,63 0,76 97,22 118,60 120,07 111,96 2.2) Đất chuyên dùng 4.745,76 5,20 4.890,79 5,36 4.650,16 5,43 4.088,11 5,62 103,05 95,08 87,91 95,35 3) Đất chưa sử dụng 14.628,72 16,06 14.268,61 15,67 13.937,6 7 15,30 13.389,94 14,70 97,53 97,68 96,07 97,09 Một số chỉ tiêu bình quân

Đất tự nhiên/ đầu người 1,84 1,82 1,81 - 1,79

Đất tự nhiên/hộ 7,59 7,52 7,46 - 7,39

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện chợ đồn - tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w