Phương pháp chọn mẫu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự hài lòng công việc và sự gắn kết của nhân viên , so sánh doanh nghiệp việt nam và doanh nghiệp FDI tại TP HCM (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp chọn mẫu:

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu phi xác xuất chọn mẫu thuận tiện thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi và qua email. Sau khi hoàn tất bảng câu hỏi, người tham gia khảo sát sẽ gởi về địa chỉ email đã được chỉ định. Khảo sát được thực hiện từ 8/2013 đến 9/2013.

Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 hay trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) được trích bởi MacClall (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần.Nghiên cứu được thực hiện với 35 biến quan sát thì kích thước mẫu phải ít nhất là 175.

Green (1991) đã tổng hợp các nghiên cứu và cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi qui đa biến tối thiểu là N = 50 + 8m, với m số biến độc lập.

Trong đó, n là kích cỡ mẫu m là số biến độc lập của mơ hình

Để kết quả có độ chính xác cao, nghiên cứu này có kích thước mẫu là 300 mẫu. Tính đến ngày 31/12/2011, danh mực các nước đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép vào Việt Nam theo Châu lục được trình bày như bảng bên dưới:

Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép vào Việt Nam theo Châu lục (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2011)

Châu Lục Số dự Án Phần trăm (%) Châu Á 10188 75.8 Châu Mỹ 609 4.50 Châu Âu 2352 17.7 Châu Úc 291 2.00 Tổng cộng 13440 100 Nguồn: tổng cục thống kê

Trong nghiên cứu này, tác giả dự định lấy 150 mẫu doanh nghiệp Việt Nam, 150 mẫu cho các doanh nghiệp FDI, trong đó Châu Á chiếm 75% (tương đương 112 mẫu), Châu Âu chiếm 18% ( tương đương 27 mẫu), Châu Mỹ 5% ( tương đương 8 mẫu) và Châu Úc là 2% (hay 3 mẫu).

Căn cứ vào địa chỉ quen có sẵn và các nguồn thu thập được, các bảng câu hỏi sẽ được gởi bằng email, facebook hoặc đến trực tiếp để phỏng vấn. Những người tham gia khảo sát cũng đã giúp chuyển bảng câu hỏi đến bạn bè của họ khi thấy phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

Tóm tắt

Chương 3 đã trình bày cụ thể phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu thực hiện qua 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng theo phương pháp định tính thơng qua thảo luận tay đơi. Kết quả nghiên cứu định tính hình thành nên 25 biến quan sát để đo lường 5 khái niệm của văn hóa tổ chức, 5 biến quan sát cho biến phụ thuộc sự gắn kết và 5 biến

quan sát cho biến sự hài lòng nhân viên. Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi. Chương 3 cũng trình bày các quá trình thực hiện nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu. Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm phân tích số liệu thống kê SPSS 16.0 để đưa ra kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự hài lòng công việc và sự gắn kết của nhân viên , so sánh doanh nghiệp việt nam và doanh nghiệp FDI tại TP HCM (Trang 56 - 59)