THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức của các nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)

v. Phương pháp nghiên cứu

2.1 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Sự tác động của sự thỏa mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức trong luận văn này được khám phá thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng. Công cụ đo lường sự thỏa mãn thù lao là phiên bản PSQ hiệu chỉnh của Heneman & Schwab (1985) với 18 biến và sự gắn kết với tổ chức được đo lường bằng phiên bản câu hỏi năm 1993 của Meyer và các cộng sự với 18 biến (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 2).

2.1.1 Bảng câu hỏi khảo sát sự thoả mãn thù lao

Bảng câu hỏi khảo sát về sự thỏa mãn thù lao của thang đo PSQ hiệu chỉnh (1985) bao gồm 18 mục hỏi khảo sát về sự hài lịng đối với 4 khía cạnh thù lao như: thu nhập chính, các phúc lợi, các đợt tăng thù lao, cấu trúc và cách thức quản lý thù lao của tổ chức. Tuy nhiên có một vài câu hỏi mang nội dung gần giống nhau đối với một khía cạnh. Ví dụ đối với khía cạnh Mức lương, có 4 câu hỏi mang nội dung gần giống nhau:

-Câu 1: My take-home pay (Tiền lương thực lãnh của tôi).

-Câu 2: My current salary (Tiền lương hiện tại của tôi).

-Câu 3: My overall level of pay (Toàn bộ mức lương chính của tơi). -Câu 4: Size of my current salary (Kích cỡ gói lương hiện tại của tơi).

Vấn đề này được một số chuyên gia nghiên cứu về nhân sự giải thích rằng do các loại hình tổ chức khác nhau áp dụng các gói lương khác nhau cho các hợp đồng thuê mướn nhân sự khác nhau. Chẳng hạn câu 10 và câu 14 có thể dành cho những hợp đồng trả trọn gói theo năm hoặc tính theo giá trị trọn gói trong thời hạn hợp đồng.

Việc phát hiện ra các biến quan sát thừa, đo lường trùng khái niệm với biến quan sát khác trong nhóm cũng được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Nếu Cronbach’s Alpha của nhóm q cao (lớn hơn 0.95) thì khi đó có khả năng xuất hiện các biến quan sát thừa, cần phải loại bỏ (giống như hiện tượng cộng tuyến trong hồi quy) [6].

Thang đo PSQ qua các thực nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu như Timothy A.

Judge (1992) đã cho thấy mức độ kết dính cao giữa các biến quan sát và đạt được tính

tương đồng khi đã được áp dụng thành công tại các tổ chức khác nhau ở các nước trên thế giới. Điều này cho thấy 4 câu hỏi nói trên đều đáng tin cậy trong đo lường đối với cùng một khía cạnh duy nhất đó là thành phần Mức lương trong thang đo PSQ. Do đó trong nghiên cứu này, thang đo PSQ vẫn được giữ lại 18 biến như nguyên gốc.

2.1.2 Bảng câu hỏi khảo sát sự gắn kết với tổ chức

Bảng câu hỏi khảo sát hiệu chỉnh của Meyer và các cộng sự (1993) về sự gắn kết với tổ chức bao gồm 18 mục hỏi khảo sát về sự hài lịng 3 khía cạnh: gắn kết bằng cảm xúc, gắn kết bằng hành vi và gắn kết bằng thái độ (mỗi khía cạnh 6 câu). Khu vực Á Đơng hiện nay đã giao thoa nhiều với những thành tựu của Phương Tây về kinh tế-xã hội nên những vấn đề trong các câu hỏi trên không quá xa lạ với nhân viên văn phòng tại các nước Á Đông [35]. Tuy nhiên qua việc hỏi ý kiến các chuyên gia thuộc ngành nhân sự và tiến hành khảo sát thử, một số câu hỏi được cho biết là không phù hợp phải được loại bỏ trước khi khảo sát chính thức. Ví dụ câu hỏi “Tơi cảm thấy mình thuộc về tổ chức này” hoặc câu hỏi “Tôi cảm thấy các vấn đề của tổ chức cũng như là của tôi” vẫn chưa thực sự gần gủi với cách diễn đạt của người Việt Nam. Mặt khác các câu hỏi liên quan đến yếu tố gắn kết vì khan hiếm việc làm nên được bổ sung thêm một mục từ phiên bản cũ (1990) là R5: “Một lý do khiến tôi tiếp tục làm việc cho tổ chức này là sự bỏ việc đòi hỏi nhiều hy sinh cá nhân vì nơi khác có thể khơng đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi mà tơi đã có ở đây”

(vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 3).

Phiên bản điều chỉnh trong nghiên cứu này gồm 3 khía cạnh nói trên cùng khía cạnh phụ là gắn kết vì khan hiếm việc làm thay thế. Trong đó mỗi khía cạnh được đo lường bởi 4 biến. Tổng cộng thang đo Meyer chỉ còn 16 biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu này (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 5).

Các câu hỏi đo lường cùng một nhân tố tiềm ẩn trên thang đo này cũng được sắp xếp lại cho nằm gần nhau để tạo thuận tiện cho việc nhập dữ liệu theo nhóm thành phần trên phần mềm thống kê SPSS v17.0.

2.1.3 Quá trình xây dựng bảng câu hỏi

2.1.3.1 Tóm tắt các bước thu thập dữ liệu định tính

Q trình chọn mẫu theo phương pháp nghiên cứu định tính theo sơ đồ hình 2.1

Hình 2-1: Sơ đồ tóm tắt q trình chọn mẫu trong nghiên cứu định tính [14]

Nhà nghiên cứu chọn chuyên gia S1 để thu thập ý kiến xây dựng lý thuyết. Kế đến tiếp tục thảo luận với S2 để lấy thêm thơng tin mà S1 chưa có. Tiếp tục thực hiện như trên với lần lượt với các chuyên gia S3, S4 cho đến lượt S5 thì hầu như khơng cịn gì khác hơn. Để khẳng định S5 là điểm bảo hồ thì nên chọn thêm S6. Kích cỡ mẫu nghiên cứu là 6.

Các bước thực hiện này được áp dụng trong việc lấy ý kiến của chuyên gia dịch thuật, chuyên gia nhân sự và các đáp viên đối với phiếu khảo sát thử (vui lòng xem chi tiết

ở Phụ lục 3).

2.1.3.2 Chuyển ngữ bảng câu hỏi nguyên gốc tiếng Anh sang tiếng Việt

Nguyên gốc bảng tiếng Anh của thang đo PSQ (1985) và thang đo Meyer (1993) được gửi kèm theo tài liệu tóm tắt về lý thuyết về đo lường sự thỏa mãn thù lao và sự gắn kết với tổ chức cùng các thành phần chi tiết của 2 thang đo nói trên cho hai chuyên gia Anh ngữ dịch sang bảng tiếng Việt. Trước khi thực sự bắt tay vào dịch thuật, người dịch được

mời tham gia vào một cuộc gặp mặt trao đổi trực tiếp với tác giả về các lý thuyết tóm tắt của các nghiên cứu về sự thỏa mãn thù lao cũng như sự gắn kết với tổ chức (vui lòng xem

chi tiết ở Phụ lục 3).

Việc trao đổi này nhằm mục đích hỗ trợ người dịch nắm bắt ý nghĩa tinh thần của tồn bộ các khía cạnh khái niệm của 2 thang đo nói trên cũng như mục đích của phiếu khảo sát sắp được thiết kế. Từ đó người dịch có thể lựa chọn cách diễn đạt từ ngữ thích hợp để hầu hết những người lao động trong tổ chức có thể dễ dàng hiểu đúng tinh thần của từng câu hỏi khi đọc phiếu và dễ dàng chọn lựa trả lời theo cảm nhận thực tế của bản thân. Nhờ vậy người được khảo sát sẽ nhanh chóng kết thúc việc trả lời mà không phải mất công sức đầu tư suy nghĩ quá lâu cho từng câu hỏi (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 3).

2.1.3.3 Điều chỉnh từ ngữ bởi các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự

Sau khi việc dịch thuật được hoàn tất, bảng tiếng Việt được tiếp tục gửi cho một vài chuyên gia thuộc lĩnh vực nhân sự và giảng viên ngành nhân sự để thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa từ ngữ. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng dưới hình thức gặp gở thảo luận trực tiếp. Lần lượt từng chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự góp ý điều chỉnh nội dung từ ngữ trên cơ sở so sánh với nguyên bản gốc tiếng Anh để hoàn thiện phiên bản tiếng Việt. Phương pháp này tiếp tục được thực hiện lặp lại nhiều lần cho đến khi khơng cịn ý kiến khác biệt gì thêm nữa thì phiên bản bảng câu hỏi chính thức cuối cùng được hoàn tất. Qua bước này thang đo Meyer cũng đã được điều chỉnh lại còn 16 biến, với mỗi yếu tố (AC, NC, CC1, CC2) có đúng 4 biến (vui lịng xem chi tiết ở Phụ lục 4).

Để hỗ trợ người trả lời hiểu chính xác nội dung của từng câu hỏi trên thang đo PSQ, một số cụm từ chú thích đã được thêm vào sau câu hỏi trong cặp dấu ngoặc đơn. Ngoài ra các câu hỏi đo lường cùng một nhân tố tiềm ẩn trên thang đo cũng được sắp xếp nằm gần nhau để tạo thuận tiện cho việc nhập liệu thống kê trên SPSS (nếu phiếu trả lời hợp lệ).

2.1.3.4 Điều chỉnh thêm bớt chú thích bởi các đáp viên trên phiếu khảo sát thử

Sau khi khảo sát thử (Pivot test) trên 50 phiếu, các ý kiến phản hồi tức khắc của người trả lời được tiếp thu cặn kẻ nhằm rút ra kinh nghiệm trình bày câu hỏi rõ ràng hơn. Từ đó bảng câu hỏi được điều chỉnh lại từ ngữ và được bổ sung thêm các chú thích để bảo đảm người trả lời phải hiểu rõ câu hỏi và cho điểm trả lời tương xứng với thái độ cảm nhận riêng của bản thân cho từng mục hỏi. (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 5).

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện tại Tp HCM vào tháng 9/2011 với mẫu là 320 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh qua việc phát phiếu khảo sát, hướng dẫn giải thích bảng câu hỏi tại chỗ và thu lại trực tiếp từ tay người trả lời. Quá trình nghiên cứu được thể hiện theo sơ đồ quy trình như hình 2-2:

Cơ sở lý thuyết, bản nguyên gốc

Thang đo PSQ Thang đo Meyer

Thảo luận với các chuyên gia

chuyển ngữ

Bản dịch Việt hoá Thang đo PSQ Thang đo Meyer

Thảo luận với các chuyên gia

QT nhân sự

Phiếu khảo sát thử

Thảo luận với người trả lời khảo sát thử

Phiếu khảo sát chính thức

Đánh giá thang đo Phân tích kết quả

kiểm định Viết báo cáo

Báo cáo đề tài nghiên cứu

Hình 2-2: Quy trình thực hiện các bước trong đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức của các nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)