PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức của các nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

v. Phương pháp nghiên cứu

2.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

2.2.1 Mẫu

Phương pháp chọn mẫu là phương pháp lấy mẫu thuận tiện được thực hiện đối với các nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp tại địa bàn Tp Hồ Chí Minh và tại các lớp học văn bằng hai, hoàn chỉnh, tại chức, cao học buổi tối tại cơ sở D và cơ sở A của trường Đại học Kinh tế TpHCM.

Những người không thuộc đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng trên địa bàn Tp HCM sẽ được gạn lọc trước khi nhập dữ liệu do trên phiếu khảo sát đã có ghi chú rõ: “Nếu anh/chị khơng thuộc nhân viên văn phịng làm việc tại Tp HCM thì khơng cần điền vào phiếu này…”

Kết quả sau hai tuần lễ phát phiếu trong tháng 9/2011 và thu lại trực tiếp từ các đối tượng khảo sát nói trên, có 254 phiếu trả lời hợp lệ từ tổng số 320 phiếu được phát ra. Tỷ lệ phiếu trả lời hợp lệ trên tổng số phiếu phát ra là 79%.

Phiếu trả lời hợp lệ trong nghiên cứu này phải thoả điều kiện không bỏ trống các biến quan sát (biến độc lập) trên 2 thang đo PSQ và Meyer. Các phiếu nhập sai phạm vi mức độ trong khoảng từ 1 đến 5 cũng bị loại bỏ. Ngoài ra các trường hợp trả lời cực đoan như chấm cùng mức độ 1 cho các biến quan sát cũng đều bị loại.

Các thông tin về cá nhân người được khảo sát như giới tính, độ tuổi, chức danh, loại hình doanh nghiệp, số năm làm việc cho tổ chức hiện tại… cũng phải được ghi nhận đầy đủ trong phiếu điều tra khảo sát. Tuy nhiên các biến liên quan đến mơ tả nhân thân người trả lời nếu bỏ sót ít thì cũng có thể chấp nhận là hợp lệ. Ví dụ như vì lý do tế nhị người trả lời có thể khơng thích cho biết thơng tin về tình trạng gia đình và thu nhập bình qn.

Các thơng tin về cá nhân người được khảo sát là cơ sở cho các phân tích kiểm định T-test mẫu cặp và phân tích sâu ANOVA trong chương 3.

Các dữ liệu được mã hóa và được nhập vào cơ sở dữ liệu của phần mềm SPSS 17.0 và được ghi chú trong Sổ mã (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 6).

2.2.1.1 Điều kiện xác định kích cỡ mẫu phù hợp:

Kích thước mẫu là 254 phiếu trả lời hợp lệ có được như trên được xem là đạt yêu cầu về kích cỡ mẫu vì luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố, mà theo Gorsuch (1983) phân tích nhân tố cần có ít nhất là 200 quan sát. Ngồi ra theo Hatcher (1994) thì số quan

sát nên lớn hơn gấp 5 lần số biến độc lập, hoặc là bằng 100. Vì số lượng biến độc lập trong nghiên cứu này gồm 18 biến của thang đo PSQ và 16 biến của thang đo Meyer nên lượng mẫu tối thiểu được lựa chọn trong khảo sát này phải đạt tối thiểu (18 + 16) * 5 = 170 mẫu.

Như vậy với số lượng mẫu thu thập hợp lệ trong khảo sát này là 254 phiếu là phù hợp với điều kiện số lượng mẫu tối thiểu. Do đó mẫu thu thập trên đảm bảo tin cậy đại diện cho tổng thể đám đông.

Trước khi đi sâu vào q trình xử lý số liệu, các mơ tả về nhân thân của người trả lời cũng cần được trình bày và thống kê tóm tắt.

2.2.1.2 Thống kê mơ tả mẫu:

Về giới tính, người trả lời là nữ chiếm 76.4% (194 phiếu), còn lại là nam chiếm 23.6% (60 phiếu).

Về tuổi tác, các người trả lời trong độ tuổi dưới 26 chiếm đa số với tỷ lệ tương ứng đến 78.3% (199 phiếu). Kế tiếp là các người trả lời từ 26 đến 32 tuổi chiếm 16.5% (42 phiếu). Còn lại trên 32 tuổi chiếm 5.1% (13 phiếu).

Về trình độ chuyên mơn, có đến 39% (99 phiếu) người trả lời có trình độ dưới đại học, 47.2% (120 phiếu) có trình độ đại học, và có 13.8% (35 phiếu) có trình độ sau đại học. Về loại hình tổ chức, khối quốc doanh chiếm 8.3% (21 phiếu), khối doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và trách nhiệm hữu hạn chiếm 69.3% (176 phiếu). Doanh nghiệp vốn nước ngoài và liên doanh chiếm 18.5% (47 phiếu) và các loại hình khác chiếm 3.9% (10 phiếu).

Về chức danh trong văn phòng, nhân viên tác nghiệp chiếm 80.7% (205 phiếu). Tổ trưởng/kiểm soát viên chiếm 11.4% (29 phiếu). Trưởng/phó phịng chiếm 7.9% (20 phiếu).

Kết quả thống kê mơ tả mẫu khảo sát được tóm tắt qua bảng sau:

Mẫu n = 254 Tần số % % tích lũy Giới tính Nữ 194 76.4 76.4 Nam 60 23.6 100.0 Độ tuổi <26 199 78.3 78.3 26-32 42 16.5 94.9 >32 13 5.1 100.0 Trình độ học vấn Cao đẳng, trung cấp 99 39.0 39.0 Đại học 120 47.2 86.2 Sau đại học 35 13.8 100 Loại hình tổ chức Quốc doanh, Tập thể 21 8.3 8.3 Tư nhân, Cổ phần, TNHH 176 69.3 77.6

Liên doanh, Nước ngoài 47 18.5 96.1

Loại hình tổ chức khác 10 3.9 100

Chức danh trong tổ chức

Nhân viên tác nghiệp 205 80.7 80.7

Tổ/nhóm trưởng, kiểm sốt viên 29 11.4 92.1

Trưởng/phó phịng ban 20 7.9 100

2.2.2 Tóm tắt các bước xử lý dữ liệu

Quá trình xử lý số liệu đều được thực hiện trên phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 17.0 và sẽ lần lượt theo các bước sau:

+Bước 1: Kiểm định độ tin cậy sơ bộ của các thang đo. Các thang đo ở đây bao gồm thang đo sự thỏa mãn thù lao PSQ của Heneman & Schwab (1985) và thang đo Sự gắn kết đối với tổ chức của Meyer và các cộng sự (1993). Đánh giá sơ bộ sẽ loại bỏ các biến thành phần có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.7. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) dưới 0.5 sẽ bị loại. +Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Theo Anderson & Gerbing (1988), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại bỏ và tổng phương sai trích (variance extracted) phải lớn hơn hoặc bằng 50% hay không [21].

+Bước 3: Loại bớt các biến không phù hợp sau EFA và kiểm định lại độ tin cậy. Sau khi loại bỏ các biến khơng phù hợp, phân tích EFA hiệu chỉnh được tiến hành để ghi nhận sự phù hợp của các thang đo đồng thời tạo ra biến nhân tố mới đại diện cho các biến quan sát trong cùng nhóm đã đo lường ra nó.

Kiểm định Cronbach’s Alpha cũng được thực hiện lại một lần nữa trên những nhóm có biến bị loại để khẳng định lại độ tin cậy của thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức của các nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)