2.3. Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu
3.2.2.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
3.2.2.2.1. Kiểm định và đánh giá thang đo.
Đánh giá thang đo nghiên cứu các khái niệm nghiên cứu cần thực hiện kiểm tra độ tin cậy và giá trị thang đo. Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) giúp xem xét và loại bỏ các biến không đạt yêu cầu nhằm nâng cao hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho khái niệm nghiên cứu cần đo lường. Thang đo của nghiên cứu được xây dựng là thang đo đa hướng, vì vậy khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phải tính cho từng thành phần. Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA để kiểm tra độ giá trị của thang đo.
Phân tích Cronbach’s Alpha.
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến nào cần loại đi và biến nào cần giữ lại. Đo đó, kết hợp sử
dụng hệ số tương quan biến – tổng để loại ra những biến khơng đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo lường (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo gồm:
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Hệ số tương quan biến – tổng: các biến quan sát có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.
Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích EFA như sau:
Phương pháp: Đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích nhân tố
là Principal Axis Factoring với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigen value lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng Principal Components với phép quay Varimax (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Đối với thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Components. Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).
Tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 để đảm bảo mức ý
nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố là: lớn hơn 0,3 là mức tối thiểu chấp nhận được, lớn hơn 0,4 là quan trọng, lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố là: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì
có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 (Hair và cộng sự, 1998).
Tiến hành thực hiện kiểm định: Kiểm định Barlett để kiểm định sự tương quan
giữa các biến với nhau trong tổng thể và xem xét trị số KMO. Nếu KMO trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu, ngược lại nếu KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
3.2.2.2.2. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.
Phân tích hồi quy bội.
Y = β0 + β1*X1 + β2*X2+ β3*X3
Trong đó: Y: Chia sẻ tri thức
X1: Phong cách lãnh đạo nghiệp vụ X2: Phong cách lãnh đạo chuyển dạng X3: Phong cách lãnh đạo thuận hai tay
Dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá được mơ hình giải thích được bao nhiêu % biến nghiên cứu với độ tin cậy là 95% (mức ý nghĩa thống kê F trong ANOVA < 0,05). Đồng thời, dựa vào hệ số Durbin-Watson & VIF để đánh giá có đa cơng tuyến hay khơng, nếu 1 < Durbin-Watson < 2 và 1 ≤ VIF < 10 thì khơng có đa cộng tuyến. Ngồi ra, cần xem xét kiểm định t để kiểm định giả thuyết Ho, là hệ số hồi quy của các biến độc lập β = 0, nếu có Sig. < 0,05 thì bác bỏ giả thuyết Ho ở mức ý nghĩa 95%.
3.2.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ và thang đo được hiệu chỉnh
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 10 chuyên viên trong lĩnh vực nhân sự và 10 nhân viên làm việc tại các Công ty con, các đơn vị trực thuộc Tổng Cơng ty Thái Sơn để góp ý, bổ sung và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với bối cảnh, tâm lý của nhân viên và đặc thù tại Tổng Công ty Thái Sơn.
Thông qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng số lượng các biến quan sát dùng để đo lường một khái niệm là quá nhiều và khi chuyển ngữ sang tiếng Việt có nhiều biến quan sát có ý nghĩa trùng với nhau vì thế cần rút gọn số lượng các biến quan sát dùng để đo lường một khái niệm. Do vậy, có khá nhiều ý kiến đóng góp để hiệu chỉnh thang đo một cách thích hợp với đề tài nghiên cứu.
Sau khi được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia và nhân viên làm việc tại các Công ty con, các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thái Sơn, thang đo được hiệu chỉnh để thực hiện khảo sát chính thức. Bảng khảo sát chính thức này bao gồm 24 biến quan sát để đo lường 3 nhân tố độc lập. Trong đó, nhân tố phong cách lãnh đạo nghiệp vụ được đo lường 5 biến quan sát, nhân tố phong cách lãnh đạo chuyển dạng được đo lường 8 biến quan sát, nhân tố phong cách lãnh đạo thuận hai tay được đo lường 11 biến quan sát. Riêng nhân tố phụ thuộc là chia sẻ tri thức được đo lường bởi 3 biến quan sát.
Bảng 3.2: Thang đo đã hiệu chỉnh
KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN
THANG ĐO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NGHIỆP VỤ (LDNV)
LDNV.1 Lãnh đạo của tôi trao đổi cụ thể với nhân viên về những yêu cầu cần thiết để đạt được mục tiêu của công việc.
Bass & Avolio (1995)
LDNV.2 Lãnh đạo của tơi thể hiện đúng lúc sự hài lịng của mình khi nhân viên thực hiện tốt cơng việc.
Bass & Avolio (1995)
LDNV.3
Lãnh đạo của tôi đáp ứng những mong muốn của nhân viên khi nhân viên đạt được mục tiêu công việc.
Bass & Avolio (1995)
LDNV.4
Lãnh đạo của tôi tập trung xử lý lỗi xảy ra trong công việc.
Bass & Avolio (1995)
LDNV.5
Lãnh đạo của tôi theo dõi các sai phạm trong công việc.
Bass & Avolio (1995)
THANG ĐO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DẠNG (LDCD)
LDCD.1
Lãnh đạo của tơi đặt lợi ích chung của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân.
Bass & Avolio (1995)
LDCD.2
Hành động của lãnh đạo của tôi được nhân viên tôn trọng.
Bass & Avolio (1995)
LDCD.3
Lãnh đạo của tơi quan tâm đến tính đạo đức khi ra quyết định.
Bass & Avolio (1995)
LDCD.4
Lãnh đạo của tôi giúp cho nhân viên thấy được giá trị của công việc.
Bass & Avolio (1995)
LDCD.5
Lãnh đạo của tơi khuyến khích nhân viên nên kiểm tra kỹ lại cơng việc mình làm để kịp thời phát hiện sai sót.
Bass & Avolio (1995)
LDCD.6
Lãnh đạo của tơi nhiệt tình nói về những thành quả cần đạt được.
Bass & Avolio (1995)
LDCD.7
Lãnh đạo của tôi giành thời gian đào tạo huấn luyện cho nhân viên.
Bass & Avolio (1995)
LDCD.8
Lãnh đạo của tôi đối xử với nhân viên như là một cá nhân riêng lẻ hơn là một thành viên của một nhóm.
Bass & Avolio (1995)
THANG ĐO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THUẬN HAI TAY (LDHT)
LDHT.1
Lãnh đạo của tơi khuyến khích nhân viên thử nghiệm những ý tưởng mới trong công việc.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.2
Lãnh đạo của tôi tạo cơ hội cho nhân viên làm việc một cách độc lập.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.3
Lãnh đạo của tơi khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro khi thực hiện công việc.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.4
Lãnh đạo của tơi thực hiện chính xác cơng việc ngay từ đầu.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.5
Lãnh đạo của tôi chú ý đến độ đồng đều trong công việc.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.6
Lãnh đạo của tôi thực hiện công việc dựa trên kế hoạch.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.7
Lãnh đạo của tôi luôn lập kế hoạch những công việc thường ngày.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.8
Lãnh đạo của tôi thực hiện những hành động chính xác.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.9
Lãnh đạo của tơi ln kiểm sốt việc chấp hành luật lệ.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.10
Lãnh đạo của tôi chú ý đến độ đồng đều trong việc hồn thành cơng việc.
Rosing và cộng sự (2011)
LDHT.11 Lãnh đạo của tôi sẵn sàng chấp nhận lỗi. Rosing và cộng sự (2011)
THANG ĐO CHIA SẺ TRI THỨC (CSTT)
CSTT.1 Tơi có kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề.
Subramaniam & Youndt (2005)
CSTT.2
Tôi chủ động chia sẻ thông tin với đồng nghiệp.
Subramaniam & Youndt (2005)
CSTT.3
Tôi chủ động trao đổi ý tưởng của cá nhân với đồng nghiệp.
Subramaniam & Youndt (2005)
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả nhân khẩu học
Bảng 4.1: Thống kê mô tả nhân khẩu học
Đặc điểm nhân khẩu học Tần số Tần suất (%) Tần suất có giá trị (%) Tần suất luỹ tiến (%) Giới tính Nam 202 64.1 64.1 64.1 Nữ 113 35.9 35.9 100.0 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 68 21.6 21.6 21.6 Từ 25 đến 34 tuổi 134 42.5 42.5 64.1 Từ 35 đến 44 tuổi 70 22.2 22.2 86.3 Từ 45 tuổi trở lên 43 13.7 13.7 100.0 Tổng số mẫu N: 315
(Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS)
Có 350 đối tượng tham gia khảo sát. Tuy nhiên, sau khi lọc liệu thì có 315 mẫu được nhập vào SPSS, gồm 202 nam (chiếm 64.1%) và 113 nữ (chiếm 35.9%). Trong đó, 21.6% đối tượng có độ tuổi dưới 25; 42.5% đối tượng có độ tuổi từ 25 đến 34; 22.2% đối tượng có độ tuổi từ 35 đến 44; 13.7% đối tượng có độ tuổi từ 45 trở lên.
4.2. Đánh giá thang đo
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha
Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 thì thang đo lường được cho là khơng đủ tin cậy, nếu nằm trong khoảng từ 0.6 đến 0.8 là có thể chấp nhận được và nếu hệ số này từ 0.8 trở lên 1 thì thang đo được đánh giá là tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Thang đo phong cách lãnh đạo nghiệp vụ được đo lường bởi 5 biến và có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.896 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phong cách lãnh đạo nghiệp vụ
Biến quan sát Hệ số tương quan
biến – tổng Alpha nếu loại biến Giá trị Cronbach’s
LDNV.1 .689 .885
LDNV.2 .738 .874
LDNV.3 .793 .862
LDNV.4 .691 .884
LDNV.5 .808 .858
(Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS)
4.2.1.2. Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng
Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng được đo lường bởi 8 biến và có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.886 cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đo lường các nhân tố đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do đó 8 biến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng
Biến quan sát Hệ số tương quan
biến – tổng Alpha nếu loại biến Giá trị Cronbach’s
LDCD.1 .642 .873 LDCD.2 .708 .866 LDCD.3 .623 .875 LDCD.4 .611 .876 LDCD.5 .553 .881 LDCD.6 .764 .861
LDCD.7 .708 .866
LDCD.8 .638 .873
(Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS)
Vậy sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, tất cả các biến của thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.1.3. Thang đo phong cách lãnh đạo thuận hai tay
Thang đo phong cách lãnh đạo thuận hai tay được đo lường bởi 11 biến và có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.857. Chỉ có biến LDHT10 có hệ số tương quan biến - tổng là 0.135 nhỏ hơn 0.3 và các biến cịn lại của thang đo có hệ số tương quan biến - tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3).
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phong cách lãnh đạo thuận hai tay
Biến quan sát Hệ số tương quan biến – tổng
Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến
LDHT.1 .481 .850 LDHT.2 .541 .846 LDHT.3 .655 .837 LDHT.4 .639 .838 LDHT.5 .639 .838 LDHT.6 .637 .838 LDHT.7 .573 .844 LDHT.8 .627 .839 LDHT.9 .597 .842 LDHT.10 .135 .878 LDHT.11 .572 .843
(Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS)
Do vậy, thang đo này chưa đạt yêu cầu nên tác giả tiếp tục bỏ biến LDHT.10 (Lãnh đạo của tôi chú ý đến độ đồng đều trong việc hồn thành cơng việc ) và kết quả thu được qua bảng sau:
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phong cách lãnh đạo thuận hai tay sau khi bỏ biến LDHT.10
Biến quan sát Hệ số tương quan biến – tổng
Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến
LDHT.1 .493 .875 LDHT.2 .547 .871 LDHT.3 .677 .861 LDHT.4 .657 .862 LDHT.5 .657 .862 LDHT.6 .662 .862 LDHT.7 .560 .870 LDHT.8 .623 .865 LDHT.9 .590 .867 LDHT.11 .563 .870
(Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS)
Kết quả sau khi loại biến LDHT.10, thang đo phong cách lãnh đạo thuận hai tay được đo lường bởi 10 biến và có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.878 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các biến của thang đo có hệ số tương quan biến - tổng của đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3) và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.1.4. Thang đo chia sẻ tri thức
Thang đo chia sẻ tri thức được đo lường bởi 3 biến và có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.849. Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chia sẻ tri thức
Biến quan sát Hệ số tương quan biến – tổng
Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến
CSTT.2 .740 .768
CSTT.3 .736 .772
(Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS)
Sau kết quả phân tích Cronbach’s Alpha, tập hợp 27 biến quan sát đo lường các phong cách lãnh đạo và chia sẻ tri thức được rút gọn còn lại 26 biến quan sát.
4.2.2. Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo
4.2.2.1. Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo phong cách lãnh đạo
Giả thuyết Ho là 23 biến quan sát của các phong cách lãnh đạo khơng có tự tương quan với nhau trong tổng thể. Theo bảng 4.7 bên dưới thì khi kiểm định chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và giá trị thống kê Bartlett ta thấy giá trị sig = 0.000 và KMO = 0.757 (> 0.5). Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), kết quả này chỉ ra rằng giả thuyết Ho bị bác bỏ và các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, việc phân tích EFA là phù hợp.
Bảng 4.7: Kiểm định chỉ số KMO và giá trị thống kê Bartlett của các thang đo phong cách lãnh đạo
Đo lường sự thích hợp của chỉ số KMO .757
Giá trị Chi bình phương 4.874E3
Kiểm định Bartlett Giá trị Df 253
Giá trị Sig. .000
(Nguồn: Kết quả truy xuất từ SPSS)
Phương pháp trích nhân tố và xoay nhân tố