VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ TUYÊN

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 25 - 34)

ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG HIỆN NAY

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần

của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [20, tr.55].

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011 khẳng định:

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh... [20, tr.55].

Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng đã khẳng định:

phát triển văn hóa, xã hội hài hịa với phát triển kinh tế bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển ... xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội [23, tr.40-41].

“Tiếp tục củng cố và xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đưa phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu”. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối tồn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện.

Trong vài thập kỷ trước đây, một số nước đã cho rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy

thối về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thối. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa - xã hội cho sự phát triển.

Từ thực tế đó, một số nước đã lựa chọn mơ hình: tăng trưởng kinh tế bền vững, cùng với việc phát triển tài nguyên con người, bảo vệ môi trường sinh thái. Mơ hình này, tuy tăng trưởng kinh tế khơng nhanh, nhưng lại bền vững, xã hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Như vây, phát triển là một quá trình nội sinh gắn liền với việc khai thác động lực văn hóa dân tộc để phát triển.

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà cịn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội lồi người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần địi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.

Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng tồn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là

mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng

Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.

Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thơng tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.

Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo khơng chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, đời sống tâm hồn, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.

Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngồi xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.

Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của

các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người, cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa.

Tồn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, đòi hỏi chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhâp. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng là thách thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước…

Cần phải hiểu rằng về mặt kinh tế, việc thực hiện chính sách hội nhập để tăng cường liên kết, liên doanh với nước ngoài là rất cần thiết. Song, mọi yếu tố ngoại sinh như vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường của nước ngồi chỉ có thể biến thành động lực bên trong của sự phát triển, nếu chúng được vận dụng phù hợp và trở thành các yếu tố nội sinh của con người Việt Nam với truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm hồn, lối sống của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở kiến thức khoa học, kinh nghiệm và sự tỉnh táo, khôn ngoan, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập, phát triển. Bởi lẽ, nền văn hóa dân tộc sẽ đóng vai trị định

hướng và điều tiết để hội nhập và phát triển bền vững, hội nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ. Hợp tác kinh tế với nước ngồi mà khơng bị người ta lợi dụng, biến mình thành kẻ đi vay nặng lãi, thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân cơng giá rẻ, thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận chuyển giao những công nghệ lạc hậu, tiếp nhận lối sống không lành mạnh với những ảnh hưởng văn hóa độc hại…

Vì sự phát triển bền vững, văn hóa phê phán lối sống thực dụng, chụp giật, chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái. Như vậy, văn hóa đã góp phần quan trọng vào vấn đề bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững...

Văn hóa truyền thống Việt Nam hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòa hợp, hài hịa với thiên nhiên. Nó đưa ra mơ hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau.

Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.

Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong q trình phát triển, Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Tun Quang, trong tiến trình phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội , nhận rõ vai trò quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa đối với sự phát triển của Thành phố, cấp ủy, chính quyền Thành phố Tun Quang đã có những nhận thức mới về vai trị của văn hóa nói chung và việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế khơng tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa khơng phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên cơ sở kết hợp hài hịa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất. Đồng thời, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng có tầm chiến lược, bởi vì xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư chính là những gì gần gũi, thân thuộc, diễn ra hàng ngày cùng với người dân. Tạo ra những điều kiện cần thiết để tiến hành công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là tạo ra những điều kiện cần thiết để tiến hành cơng cuộc xây dựng văn hóa, lối sống và con người ngay tại cơ sở. Xây dựng văn hóa ở cơ sở được coi như bước đi ban đầu trong quá trình xây dựng nền văn hóa. Đó là cơng việc xây dựng kết cấu văn hóa hạ tầng cơ sở để tiến hành các hoạt động văn hóa - giáo dục, mở mang dân trí, bồi dưỡng đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và tổ chức hoạt động văn hóa trong thời gian rỗi theo nhu cầu của nhân dân lao động.

Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, tạo dựng một lối sống văn minh, lịch sự, hình thành những phong tục tập quán, lễ thức tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại. Bên cạnh đó xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa xã hội

bao gồm: trung tâm văn hóa, CLB, thư viện, nhà trường, trạm y tế, sân vận động.. tạo nên một cảnh quan văn hóa tốt đẹp ở nơng thơn. Cảnh quan ấy mang đặc trưng kiến trúc của thời đại mới. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong đó chú trọng vấn đề gia đình văn hóa, tổ, xóm văn hóa, nếp sống văn hóa đơ thị.

Mục tiêu và nhiệm vụ trên là kết hợp của rất nhiều nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa và con người trong quá trình phát triển. Tương lai của người dân phải được đặt trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên.

Như vậy, khơng phải chỉ có một chiều kinh tế “ni” văn hóa, mà văn hóa có thể và trở thành nguồn dinh dưỡng phong phú và đa dạng cho kinh tế. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

Một là, bằng sự kết hợp hài hịa tri thức, kinh nghiệm và sự khơn ngoan,

văn hóa phải định hướng và làm nền cho việc lựa chọn và xác định mơ hình đúng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, với thiên chức hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, văn hóa khơi

dậy tiềm năng sáng tạo vơ tận của tiềm lực con người, từ đó mà khai thác tốt nhất tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển.

Ba là, kế thừa và phát huy những giá trị ưu tú của dân tộc, văn hóa có

khả năng tiếp thu và cải biến các yếu tố nội sinh cho sự phát triển. Bởi vì, mọi yếu tố ngoại sinh-vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngồi-chỉ có thể biến thành động lực cho sự phát triển bên trong khi chúng được tiếp thu và vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mà

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w