- Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc, Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
- Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Thành phố và các xã, phường cần có kế hoạch cụ thể hóa nội dung xây dựng đời sống văn hóa cho người dân địa phương, các phong trào lồng ghép vào 6 nội dung và 8 mục tiêu của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Chú trọng xây dựng mơ hình điển hình tiên tiến, tổ chức tốt việc giao ước thi đua, đăng kí các danh hiệu gắn với chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện các chính sách xã hội, phịng chống tệ nạn xã hội...
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát nắm chắc chất lượng của các khu dân cư trên địa bàn Thành phố, đề ra giải pháp chỉ đạo kịp thời.
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ, tập huấn và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác Mặt trận trong thời gian tới.
- Tổ chức việc hướng dẫn, đăng ký, thẩm định, cơng nhận các danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, làng, bản, tổ dân phố văn hóa …trước ngày 18/11 hàng năm theo quy định. Tổ chức ngày đại đoàn kết các dân tộc ở khu dân cư.
Bên cạnh những phương hướng cụ thể cho các phong trào hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở ở khu dân cư cho người dân trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang những năm gần đây, trong công tác xây dựng, chỉ đạo cần chú ý các nhiệm vụ sau:
- Đi đôi với việc phát triển kinh tế, Thành phố Tuyên Quang phải chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo theo tiêu chuẩn mới, chăm lo cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị.
- Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; đảm bảo về chất lượng để phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước đến năm 2020 cơ bản trở thành đô thị loại II phát triển tồn diện, hiện đại xứng đáng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh.
- Tiếp tục kiện tồn hệ thống chỉ đạo các cấp vững mạnh để tăng cường các công tác lãnh đạo cho địa phương, không ngừng đẩy mạnh cơng tác dân vận, tun truyền bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức của người dân để toàn dân hăng hái thực hiện các phong trào do Thành phố phát động.
- Thường xuyên bám sát cơ sở, quán triệt kịp thời các quan điểm chỉ đạo, văn bản hướng dẫn do cấp trên ban hành, có kế hoạch cụ thể, khoa học để thực hiện các chương trình.
- Tiếp tục nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan tham mưu và các ngành có liên quan, tổ chức phối hợp hoạt động một cách đồng bộ. Duy trì và phát triển
tốt hơn các phong trào trước đây đã và đang thực hiện tại cơ sở để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở Thành phố Tuyên Quang trong thời kỳ hiện nay.
- Từng bước kiện tồn hệ thống thiết chế văn hóa xuống tận cơ sở, tổ dân phố, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát triển văn hóa tinh thần trong cộng đồng dân cư. Xây dựng con người mới của Thành phố Tuyên Quang đầy đủ những phẩm chất đạo đức văn hóa, văn minh theo đúng chủ trương chung của Thành phố.
- Cùng chung tay đẩy lùi các tệ nạn xã hội bằng tinh thần tự giác, cảnh giác, tin tưởng vào pháp luật và quy định của Nhà nước. Đưa Thành phố Tuyên Quang trở thành Thành phố an toàn, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững xứng đáng là Thành phố của quê hương cách mạng Việt Nam.
Một số mục tiêu cụ thể:
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ 60%; Công nghiệp - xây dựng 36%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4%.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 17%/năm.