QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ 1 Nhận thức về vai trò xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 36 - 40)

2.1.1. Nhận thức về vai trò xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Tuyên Quang đã cụ thể hóa thành các chương trình cụ thể để lãnh đạo có hiệu quả nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung, cơng tác xây dựng đờig sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố nói riêng. Thành phố Tuyên Quang đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh là: Quan tâm xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo tồn, tơn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt là các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Trong Chương trình hành động số 05-CTr/TU, ngày 27/8/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã xác định các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa - thơng tin đến năm 2010, định hướng 2020, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thực hiện dự án đầu tư, phục hồi, tơn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh; dự án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Tuyên Quang phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân.

Cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành những văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung, trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nói riêng, như kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thơng tin, thể thao; kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao lớn trên địa bàn Thành phố; kế hoạch

xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng liên tổ, xóm; xây dựng và triển khai Đề

án bảo tồn và phát huy một số lễ hội truyền thống...

Với những chủ trương đúng đắn của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, sự triển khai tích cực và có hiệu quả của ngành Văn hóa - Thơng tin và các địa phương, đơn vị có liên quan, cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang đã và đang có những chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin trong nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Có thể khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố là nhân tố quyết định những thành tựu trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa nói chung, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nói riêng. Tuy vậy, cũng như các lĩnh vực khác, trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và quán triệt một cách đầy đủ hơn, sáng tạo hơn các chủ trương, nghị quyết của Đảng địi hỏi phải có sự nỗ lực cao của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện để những chủ trương, nghị quyết đúng đắn đó đi vào cuộc sống và ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực.

Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

cư là cuộc vận động văn hóa của thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới cơng tác

Mặt trận, được hình thành trên cơ sở kết thừa, phát huy, quy tụ, mở rộng và nâng cao các phong trào, các cuộc vận động được tiến hành ở các khu dân cư, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, có sự phối hợp của các cấp chính quyền, do Mặt trận Tổ quốc chỉ trì phối hợp thống nhất hành động.

Để thực hiện cuộc vận động này, cấp ủy, chính quyền Thành phố Tuyên Quang đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của tồn bộ hệ thống chính trị và mọi người dân trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang cùng chung tay góp phần xây dựng đời sống văn hóa cho bản thân và xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Thành lập, thường xuyên duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo cấp Thành phố và cấp xã, phường; thành lập Ban vận động ở các thơn, xóm, tổ nhân dân.

Để đảm bảo tính khách quan trong q trình nghiên cứu, đánh giá kết quả xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang hiện nay, một mặt, đề tài khai thác các báo cáo, các số liệu của các đơn vị hữu quan, mặt khác, đề tài sử dụng phương pháp xã hội học, tiến hành khảo sát thực địa, kết hợp phỏng vấn sâu và bảng hỏi. Đề tài đã xây dựng một bảng hỏi với 20 thông số, chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu mức độ hài lịng của người dân về quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thuộc Thành phố Tuyên Quang. Đối tượng cung cấp thông tin phiếu là người dân trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang. Đề tài cũng đã chú ý đến sự khác biệt về nhận thức, điều kiện sống và mức hưởng thụ văn hóa giữa các nhóm cư dân, vì vậy, trong q trình điều tra, đề tài cũng đã lưu ý tới việc điều chỉnh tỷ lệ phiếu giữa khu vực nội thị, ven đô và ngoại thị. Số phiếu phát ra là 200, số phiếu thu về là 200, địa bàn thu thập thông tin là các phường, xã của Thành phố, ở cả ba khu vực hành chính: khu vực nội thị, gồm các phường: Tân Quang, Minh Xuân, Phan Thiết; khu vực ven đô, gồm các xã, phường: Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà; khu vực ngoại thị, gồm các xã: Đội Cấn, Lưỡng Vượng, An Tường. Cụ thể, đã phát ra và thu về 80 phiếu ở khu vực nội thị, 60 phiếu ở khu vực ven đô và 60 phiếu ở khu vực ngoại thị.

Biểu đồ 2.1: Ý kiến đánh giá của người dân về vai trò của tổ chức cơ sở

40% số người được hỏi đánh giá rất tốt về vai trò của tổ chức cơ sở đảng đối với việc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; 48% trả lời tốt; 10% trả lời khá và 2% trả lời trung bình. Như vậy, có tới trên 90% số người được hỏi trả lời rất tốt và tốt về vai trò của tổ chức cơ sở đảng đối với việc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang, khẳng định vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tuy nhiên cá biệt vẫn cịn có ý kiến đánh giá thấp vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, điều đó cũng trùng hợp với đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng hàng năm vẫn cịn tỷ lệ một số ít cơ sở đảng mới chỉ hoàn thành nhiệm vụ.

Biểu đồ 2.2: Ý kiến đánh giá của người dân về vai trị của chính quyền

và cơ quan văn hóa đối với việc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

50% số người được hỏi đánh giá rất tốt về vai trị của chính quyền và cơ quan văn hóa đối với việc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. 41% trả lời tốt, 7,5% trả lời khá và 1,5% trung bình. Như vậy, có tới trên 90% số người được hỏi trả lời rất tốt và tốt về vai trị của chính quyền và cơ quan văn hóa đối với việc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Thành

phố Tuyên Quang; khẳng định vai trị chỉ đạo của chính quyền, hướng dẫn về nghiệp vụ của cơ quan văn hóa đối với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tuy nhiên cá biệt vẫn cịn có ý kiến đánh giá vai trị chỉ đạo của chính quyền cơ sở chưa rõ nét.

Với 295 khu dân cư và 13 xã, phường, 295 tổ, xóm (thống kê năm 2010) cùng đăng ký tổ, xóm, khu dân cư văn hóa bắt đầu từ khi phát động cuộc vận

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w