- Hằng năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến 7% trên tổng số hộ nghèo Trên 95% cán bộ, cơng chức xã, phường có trình độ chuyên môn từ
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Đảng, Nhà nước tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa - thơng tin ở cơ sở (gắn với việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa - thể thao).
- Các đơn vị cấp cơ sở chỉ nên có danh hiệu gia đình văn hóa, thơn, bản, tổ dân phố văn hóa, khơng cần thiết phải có các danh hiệu gia đình kiểu mẫu, khu dân cư tiên tiến, khu dân cư xuất sắc vừa chồng chéo, vừa trùng lắp…
- Ban chỉ đạo Trung ương cũng cần có tổng kết, đánh giá và thống nhất nội dung triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thống nhất việc bình xét hằng năm theo một tiêu
chí thống nhất là thơ, bản, xóm, tổ nhân dân văn hóa. Thơng báo cụ thể về việc thay đổi, kiện toàn bộ máy nhân sự trong Ban chỉ đạo Trung ương tới các tỉnh, Thành phố các ngành…để tiện lợi trong công tác phối hợp chỉ đạo và thực hiện ở cơ sở.
KẾT LUẬN
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, đối với lĩnh văn hóa, dù diễn đạt cách này hay cách khác trong các thời kì khác nhau, tư tưởng chỉ đạo của Đảng là phải đặc biệt quan tâm đến kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; ra sức tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam; đồng thời, phải đấu tranh chống lại sự xâm nhập của những khuynh hướng văn hóa độc hại, sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã xác định việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" là một giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam hiện đại, văn minh và sáng tạo. Thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, cấp ủy, chính quyền và nhân dân Thành phố Tun Quang đã triển khai đồng bộ nội dung, chương trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như con người nơi đây để đạt được những kết quả khả quan nhất, mang lại đời sống văn hóa phong phú, đời sống vật chất đầy đủ, no ấm cho người dân. Phát huy những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, Thành phố Tuyên Quang đang từng bước củng cố và nâng cao chất lượng cuộc sống trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo ra một môi trường sống ngày càng trong sạch và lành mạnh. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc về mục đích cũng như nhiệm vụ phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước đề ra, nhân dân Thành phố Tuyên Quang đã phấn đấu đạt được những kết quả tốt về xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh cho bản thân, gia đình và xã hội. Song bên cạnh đó, trong q trình triển khai thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư vẫn cịn những khó khăn, tồn tại, hạn chế. Trong những năm gần đây, dù được các cấp từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm, song việc đầu tư cho văn hóa nói chung, xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư nói riêng cịn hạn chế. Nguồn đầu tư cho xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở vẫn chưa đủ dẫn đến Tuyên Quang ln đứng ở vị trí cuối cùng trong cả nước tính về số lượng thiết chế chế văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thực trạng này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chức các hoạt động văn hóa thơng tin, chưa đáp ứng hết được nhu cầu hoạt động và sáng tạo văn hóa nghệ thuật của nhân dân trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, nội dung xây dựng đời sống văn hóa của Thành phố Tuyên Quang còn chưa phong phú, việc triển khai còn chậm, chưa kịp thời dẫn tới hiệu quả phong trào chưa cao so với thực lực. Xây dựng đời sống văn hóa phát triển thực sự mạnh mẽ cho một Thành phố thuộc vùng núi phía Bắc khơng phải là điều đơn giản, do đó rất cần có một hướng đi đúng, cụ thể, xây dựng những giải pháp mang tính hệ thống, tổng hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của tỉnh cũng như của Thành phố. Trong đó, trước hết phải tập trung phát triển kinh tế giảm nghèo, chăm lo an sinh xã hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội, chính trị phải ổn định, mơi trường văn hóa phải trong sạch, lành mạnh.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Tuyên Quang lần thứ XVIII, với phương châm Đoàn kết,
năng động, hợp tác phát triển cùng với sự phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc toàn Thành phố và hướng đi đúng đắn, chắc chắn Thành phố Tuyên Quang sẽ có bước phát triển mới, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tuy đã có cố gắng trong điều tra, khảo sát và tham khảo tư liệu song luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong sự góp ý, chia sẻ tận tình của các thầy, cơ giáo trong Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn có chất lượng cao hơn, thiết thực hơn với cơng cuộc xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân Thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.