Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 91 - 93)

- Hằng năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến 7% trên tổng số hộ nghèo Trên 95% cán bộ, cơng chức xã, phường có trình độ chuyên môn từ

3.3.4. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa. Nó là một chính sách lâu dài, là phương châm nhằm đạt tới hiệu quả xã hội ngày càng cao trong các hoạt động văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nêu rõ:

Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức người sức của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò trách nhiệm của Nhà nước. Các cơ quan chủ quản về văn hóa của nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa [20, tr.75].

Những năm qua, cơng tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa của Thành phố Tuyên Quang đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao dân trí, tác động tích cực đến mơi trường xã hội, đồng thời đặt ra nhiệm vụ cần tiếp tục nghiên cứu để chỉ đạo và hướng dẫn nhằm đẩy mạnh cơng tác này trong thời kì mới. Để đẩy mạnh xã hội hóa

các hoạt động văn hóa nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang, cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ dân, các cá nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội tích cực tham gia vào các hoạt động của khu dân cư. Chú ý đề cao tính cộng đồng trong việc xây dựng khối phố, phường, xã, xây dựng truyền thống và tạo hình ảnh tốt đẹp về làng quê, khối phố của mình; xây dựng các giá trị, chuẩn mực chung thông qua các quy ước, quy chế để tạo nên sự đồng thuận trong xã hội. Muốn khai thác các nguồn lực khác nhau để xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư chúng ta phải tạo được niềm tin tưởng vào cộng đồng, vào tương lai phát triên của khu dân cư và khẳng định niềm tự hào của nhân dân về cộng đồng dân cư của mình với những giá trị văn hóa và truyền thống văn hóa tốt đẹp. Vì vậy, cơng tác tun truyền, vận động, giáo dục để xây dựng ý thức công dân, xây dựng tinh thần hợp tác và trách nhiệm chung là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

2. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lực để xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước bằng các chính sách giảm thuế, ghi cơng danh dự cho những cá nhân và tổ chức xã hội trong việc xã hội hóa và phổ biến rộng rãi những hình thức xã hội hóa để nhiều nơi cùng làm. Vận động khơng để một cá nhân, một gia đình, một tổ chức nào đứng ngồi cuộc vận động thực hiện phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đồng thời vận động nguồn vốn hoạt động theo phương châm“ Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm động viên sức người sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa.

Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xây dựng các thiết chế văn hóa, thơng tin, thể thao, tăng cường quản lý, chỉ đạo và tập trung đầu tư ngân sách cho văn hóa thể thao để thu hút nhân dân tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động văn hóa. Huy động nguồn kinh phí phục vụ cho việc bảo vệ, trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức xã hội tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao để họ khơng chỉ là người hưởng thụ văn hóa mà đồng thời còn là người sáng tạo. Tạo điều kiện để mọi người tham gia góp ý vào những loại hình hoạt động văn hóa và cùng tham gia với nhà nước trong lĩnh vực quản lý văn hóa góp phần làm cho các hoạt động văn hóa ngày càng phong phú lành mạnh hơn và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội.

3. Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với chủ trương xã hội hóa cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Để thực hiện các nội dung trong cơng tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, Ủy ban nhân dân Thành phố Tuyên Quang cũng như các cấp chính quyền có liên quan cần tăng cường tài trợ, cấp vốn ban đầu cho các dự án mở rộng các hoạt động văn hóa. Đầu tư có trọng điểm, đúng việc, đúng người, đúng chỗ thì mới thúc đẩy được q trình xã hội hóa nhanh. Có chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, về vay vốn cho các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa. Có chính sách thu hút nhân tài, bồi dưỡng năng khiếu cho các tài năng trong địa phương, luôn quan tâm đến các nghệ nhân, văn nghệ sỹ, các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, bởi đây là một lực lượng văn hóa chủ lực trong cơng cuộc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Như vậy, hiểu và thực hiện đúng cơng tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa khơng những mang lại nhiều kết quả thiết thực cho địa phương mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển chiều sâu của tất cả các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w