Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 40 - 72)

nay thực sự đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận và kết quả trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng; chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho mọi người; xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật; phát huy tinh thần tương thân, tương ái có nhiều hoạt động nhân đạo, tình nghĩa...

2.1.2. Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư văn hóa ở khu dân cư

2.1.2.1. Đoàn kết phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng - Về lĩnh vực kinh tế: Thành phố đã quy hoạch, triển khai điểm sản xuất cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, dịch vụ. Có nhiều cố gắng trong đào tạo nghề cho lao động công nghiệp, thủ cơng nghiệp; thực hiện nhiều giải pháp, tích cực thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và những ngành, nghề sử dụng nguồn nguyên liệu, lao động sẵn có tại địa phương.

Mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp; từng bước trang bị đồng bộ thiết bị kỹ thuật, đảm bảo an toàn giao thơng đơ thị. Thực hiện có hiệu quả phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong bê tơng hố đường giao thơng liên xóm, tổ, các khu dân cư. Hệ thống cấp nước sinh hoạt tiếp tục được nâng cấp, mở rộng, nâng cao chất lượng cấp nước cho dân cư đô thị.

Tỷ lệ dân số sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,4%, có 86,5% tuyến đường và khu cơng cộng khu vực nội thị được chiếu sáng.

Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong sản xuất nông nghiệp, các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác, khả năng đầu tư, nhu cầu của thị trường như các giống ngô lai, lúa lai, lúa thuần, lúa đặc sản, lợn siêu nạc, gà chuyên trứng, gà thịt, cá rơ phi đơn tính, cá chép lai, cá chim trắng... được định hướng, tuyên truyền, hỗ trợ để thực hiện trên diện rộng.

Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới được các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động và khả năng xây dựng thương hiệu, thâm nhập thị trường của sản phẩm hàng hoá.

Đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường; gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường đô thị. Nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường được nâng lên; bước đầu đã có những mơ hình về thực hiện xã hội hố cơng tác vệ sinh môi trường, nhất là tại các khu dân cư. Bảo vệ và phát triển tốt thảm cây xanh trên địa bàn; hoàn thành hệ thống cấp, thốt nước theo dự án ADB; đang tích cực triển khai dự án thốt nước và xử lý nước thải từ nguồn vốn ODA.

Đã triển khai thực hiện Đề án xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng và vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2006-2010; xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020. Một số mơ hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như trồng lúa đặc sản, trồng rau an tồn, sản xuất lúa giống, trồng hoa, ni trồng thủy sản... được phát triển, mở rộng; đã có những mơ hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm. Việc chuyển giao khoa học

kỹ thuật, cơ giới hoá sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất lương thực và giá trị 1 ha canh tác tăng qua hằng năm. Đến năm 2010, có trên 90.000m kênh mương nội đồng được kiên cố hố; tồn thị xã có gần 700 máy cơ giới nơng nghiệp.

Phát triển một số mơ hình hộ gia đình chăn nuôi lợn, gà theo quy mô tập trung, phương pháp nuôi công nghiệp. Đàn lợn, đàn gia cầm tăng, đảm bảo tốt các dịch vụ cung ứng thức ăn và phòng trừ dịch bệnh. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Trồng rừng hằng năm đều đảm bảo kế hoạch; chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn.

Đã triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết một số điểm công nghiệp, thủ công nghiệp, tuyến phố kinh doanh dịch vụ, vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hố; ưu tiên địa điểm, điều kiện vay vốn, đăng ký kinh doanh, bồi dưỡng nhân lực... để kích thích phát triển các thành phần kinh tế.

Giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị hiện đại vào sản xuất; chỉ đạo các xã, phường phát triển ngành nghề phù hợp với từng địa bàn.

Có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa cấp uỷ, chính quyền, các đồn thể nhân dân và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong công tác đào tạo nghề, đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và công nhân lao động để đáp ứng yêu cầu công việc. Các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh; kinh tế hộ, kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực.

- Về cơng tác giảm nghèo: Giảm nghèo bền vững là Chương trình trọng

tâm góp phần phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh chính trị, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố. Công

tác giảm nghèo được các cấp uỷ đảng, chính quyền, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể từ thành đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Ủy ban nhân dân Thành phố đã xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án giải quyết việc làm, gắn với Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo Thành phố và các xã, phường, phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân về thực hiện công tác giảm nghèo; phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn bộ hệ thống chính trị - xã hội, triển khai đồng bộ các biện pháp để chung tay, góp sức giúp đỡ người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống như: Chính sách tín dụng ưu đãi, sự giúp đỡ của cộng đồng và các nhà hảo tâm, giúp đỡ hộ nghèo sửa chữa, làm mới nhà ở, chế độ bảo hiểm y tế, hỗ trợ và miễn giảm học phí, hướng dẫn kỹ thuật chuyển đổi cây giống, vật ni, thực hiện chính sách an sinh xã hội...

Kết quả cụ thể: Đã mở các lớp tập huấn kinh nghiệm sản xuất cho 3.354 lượt người nghèo. Hỗ trợ cho 278 hộ nghèo làm nhà và sửa chữa nhà ở số tiền 4.677,2 triệu đồng; giải quyết cho 15.398 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi, đi xuất khẩu lao động với số tiền 169.236,7 triệu đồng; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho 2.725 học sinh nghèo số tiền 494,47 triệu đồng; hỗ trợ 30.142 kg gạo cho 910 lượt hộ nghèo; miễn thuế nhà đất cho 2.892 hộ nghèo, số thóc là 65.097kg; hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho 4.120 học sinh nghèo số tiền 488,54 triệu đồng; cấp học bổng cho 1.045 lượt học sinh nghèo vượt khó số tiền là 341,35 triệu đồng; khám chữa bệnh cho 6.092 lượt người nghèo số tiền là 204,59 triệu đồng,...

Những nỗ lực của các cấp ủy Đảng, các cấp Chính quyền, cơ quan, đồn thể của Thành phố Tuyên Quang trong việc phát triển kinh tế, giảm nghèo đã tạo uy tín cho các cấp lãnh đạo của Thành phố, tạo niềm tin cho nhân dân vào

sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, trong q trình khảo sát thực tế, tơi nhận được kết quả là đa số người được hỏi (98%) hài lòng với sự giúp đỡ của cộng đồng địa phương đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của người dân về sự giúp đỡ của cộng đồng

địa phương đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo

Người dân khu vực nội thị và ven đô đánh giá cao sự giúp đỡ của cộng đồng địa phương đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo. Mức độ rất hài lịng của người dân các khu vực này lần lượt là 54%, 50%. Trong khi đó, mức độ rất hài lòng của người dân ngoại thị thấp hơn, là 35%. Điều này cũng phản ánh một thực tế là ở các phường, xã nội thị và ven đơ, cơng tác xóa đói, giảm nghèo được tiến hành hiệu quả hơn, bên cạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội cùng tham gia xóa đói, giảm nghèo, mức sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, chính vì vậy, rất nhiều người được hỏi đã tỏ ý rất hài lịng với cơng tác này của địa phương. Ở khu vực ven đơ và ngoại thị, cùng có tỷ lệ là 3% số người được hỏi chưa hài lòng về sự giúp đỡ của cộng đồng địa phương đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo. Tuy đây là một tỷ lệ thấp nhưng cũng đáng để cho những người có trách nhiệm suy nghĩ.

Để huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, phát huy trách nhiệm xã hội của các tổ chức, đơn vị cũng như của tồn thể nhân dân, Thành phố đã có chủ trương xây dựng các Quỹ trợ giúp xã hội như Quỹ vì người nghèo, Quỹ nghĩa tình đồng đội, Quỹ khuyến học, Quỹ từ thiện… Thời gian qua, các Quỹ này đã hoạt động khá hiệu quả. Đa số người dân được hỏi đều trả lời họ có tham gia vào các Quỹ nói trên.

Biểu đồ 2.4: Sự tham gia của người dân vào các Quỹ trợ giúp xã hội

Trong số các Quỹ mà đề tài đưa ra trong bảng hỏi, Quỹ vì người nghèo nhận được sự tham gia ủng hộ nhiều nhất, sau đó là Quỹ từ thiện (85%), Quỹ khuyến học (74%) và Quỹ nghĩa tình đồng đội (72,5%). Có tới 97,5% số người được hỏi có tham gia Quỹ vì người nghèo. Trong đó, 100% người dân khu vực nội thị tham gia Quỹ vì người nghèo, tỷ lệ này của khu vực ven đô là 97%, ngoại thị là 95%. Những con số này nói lên sự quan tâm của người dân Thành phố đối với các công tác xã hội, đặc biệt là vấn đề xóa đói, giảm nghèo.

Về phía hệ thống chính trị thì Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội của Thành phố đã triển khai chương trình giảm nghèo, xây dựng kế hoạch xóa nghèo trong đồn viên, hội viên gắn chặt với thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động: xây dựng Quỹ "Vì người nghèo", xây

dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội”, vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” được 842 triệu đồng, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” được 778 triệu đồng; tổ chức tín chấp cho hội viên, đồn viên vay vốn ưu đãi, tổ chức tốt phong trào hội viên giúp nhau làm kinh tế. Tổ chức 37 buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, 21 buổi tư vấn giới thiệu việc làm cho hơn 7.567 lượt ĐVTN, học sinh; mở 6 lớp dạy nghề mây, giang đan, ni trồng nấm... duy trì trên 300 mơ hình phát triển kinh tế, tạo việc làm thường xuyên cho trên 500 đoàn viên, hội viên.

Lao động, việc làm và đời sống xã hội đạt kết quả tích cực, góp phần thực hiện tốt hơn việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Đã xây dựng và thực hiện có kết quả một số chương trình trọng tâm của Đề án giải quyết lao động, việc làm, gắn với giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; quan tâm đầu tư, duy trì một số ngành nghề thủ cơng; vận động các doanh nghiệp, các hộ sản xuất thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ... sử dụng lao động tại địa phương. Giải quyết tạo việc làm mới cho 10.883 lao động, trong đó lao động sản xuất cơng nghiệp - thủ công nghiệp 3.669 người, thương mại - dịch vụ 2.940 người, nông - lâm nghiệp 2.137 người. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 66%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 32%.

Từ nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực đã giúp đỡ người nghèo trên địa bàn ổn định đời sống, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững và có mức sống khá. Năm 2006, Thành phố có 711 hộ nghèo, tỷ lệ 4,83% (theo tiêu chí nghèo giai đoạn 2006 - 2010), cuối năm 2008 sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Thành phố tiếp nhận thêm 628 hộ nghèo; đến cuối năm 2010 Thành phố đã xóa được 1.164 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,97%. Đã hỗ trợ cho 236 hộ nghèo làm nhà và sửa chữa nhà ở với số tiền 4.677,2 triệu đồng. Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo hướng ổn định, bền vững.

- Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Công tác quy hoạch là một trong những

đột phá, được thực hiện tốt với nhiều quy hoạch, làm cơ sở để định hướng lâu dài cho phát triển đô thị. Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2020; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của 07 phường và xã An Tường; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trung tâm các xã còn lại; quy hoạch chi tiết trên 20 khu dân cư, tái định cư; quy hoạch lại 14 khu tập thể trên địa bàn. Hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch chi tiết về giao thông, sử dụng đất, điện lực.

Từng bước đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng đơ thị. Nhiều cơng trình trọng điểm, cơng sở, bệnh viện, trường học, khách sạn được nâng cấp, xây dựng mới trên địa bàn; các khu dân cư mới hình thành với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đã nâng cấp, sửa chữa 42 cơng trình rãnh thoát nước với tổng chiều dài hơn 4.000m, lắp đặt hơn 9.000m tô toa và lát gần 30.000m2 vỉa hè; lựa chọn 15 loại cây xanh trồng đô thị; trồng thay thế cây xanh trên 05 tuyến đường, 03 dải phân cách và trên một số trục đường chính.

Chủ động, tích cực chỉnh trang đơ thị, trong đó trọng tâm là hệ thống thốt nước và xử lý nước thải, tơ toa vỉa hè, điện chiếu sáng, các cơng trình kiến trúc, văn hố, lịch sử; lựa chọn một số loại cây đảm bảo yêu cầu cây xanh đô thị để từng bước trồng, thay thế cây xanh trên các tuyến phố; chỉnh trang các khu phố cũ, cụm dân cư tập trung tại các phường Minh Xuân, Tân Quang, Phan Thiết. Phối hợp thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng các cơng trình: Trung tâm Hội nghị, Trung tâm thể thao thanh thiếu nhi, Bảo tàng tỉnh, kè sông Lô (đoạn qua thị xã), Quảng trường, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C...

Mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng mới và cải tạo,

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 40 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w