Kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự các cơ quan hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 89 - 91)

- Hằng năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến 7% trên tổng số hộ nghèo Trên 95% cán bộ, cơng chức xã, phường có trình độ chuyên môn từ

3.3.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự các cơ quan hoạt động văn hóa

Có thể thấy rằng, bất cứ hoạt động cộng đồng nào cũng cần có những người cán bộ chuyên trách, nhằm hướng dẫn và tổ chức mọi người thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chuẩn xác và đúng hướng nhất. Đối với văn hóa cũng vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng truyền đạt cho các cán bộ văn hóa là vấn đề cần thiết. Các cán bộ chuyên trách là người trực tiếp tổ chức quản lý và hoạt động sự nghiệp văn hóa thơng tin trên địa bàn theo sự phân cơng của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của ngành dọc cấp trên. Họ được hưởng trợ cấp từ nguồn ngân sách của Nhà nước cho nên họ làm việc bởi trách nhiệm viên chức nhà nước và tinh thần yêu nghề.

Trên thực tế, tổ chức nhân sự ở các cơ quan văn hóa trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang trong những năm qua cịn gặp nhiều khó khăn như: Do thực hiện cơng tác quy hoạch thiếu chủ động, khơng thường xun cho nên có tình trạng đội ngũ cán bộ văn hóa phát triển khơng đồng đều, nhiều nơi hẫng hụt. Có những cán bộ ở cơ sở có trình độ đang hoạt động tốt tại địa phương này lại bị luân chuyển về Trung ương hoặc địa phương khác. Có một số cán bộ ở nơi khác được đưa về địa phương, do chưa nắm bắt được tình hình cũng như cách thức, thói quen ở cơ sở mới dẫn đến tình trạng tham mưu khơng chuẩn xác, chưa sâu, làm cho phong trào chưa thực sự phát triển mạnh. Vì vậy, cần phải điều chỉnh cơng tác tổ chức luân chuyển cán bộ sao cho hợp lý, phù hợp với địa phương, bàn bạc, trao đổi công khai các ý kiến tham mưu để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho các phong trào hoạt động thật hiệu quả.

Cơ chế tuyển lựa cán bộ phải đặt chất lượng lên hàng đầu, tuyệt đối khơng vì nể cá nhân là con em cán bộ cao cấp hay người nhà mà đưa vào làm

việc, như vậy cơng tác sẽ khơng có chất lượng, gây phản ứng trong tổ chức. Chúng ta phải thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Công tác tổ chức nhân sự trong hoạt động văn hóa bao giờ cũng là cơng tác quan trọng và khó khăn. Chính vì vậy, Đảng ta ln ln coi cơng tác này là cơng việc của tồn Đảng, tồn dân của tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ương đến cơ sở. Chỉ cần điều chỉnh, thay đổi bố trí đúng cán bộ là có thể chuyển yếu thành mạnh, để làm được điều đó, tất cả các cấp, các ngành khơng riêng gì Thành phố Tuyên Quang, những cán bộ được giao phụ trách đứng trong hàng ngũ của tổ chức phải là những người gương mẫu nhất và tự giác chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về cơng tác cán bộ và q trình bổ nhiệm, xử lý cán bộ. Các cơ quan, những người trong các tổ chức giúp Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ phải tận tụy, sáng suốt, phải thật sâu sát và công tâm mới tuyển chọn, đề cử được những người hiền tài phục vụ cho sự nghiệp của Đảng và nhân dân ta.

Cùng với việc kiện tồn tổ chức, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở phải thực hiện được cả ở cấp Thành phố và cấp xã, phường. Hàng năm công tác tổ chức thi tuyển cán bộ cơng chức nên quan tâm đến nhân sự có trình độ chun mơn cao về lĩnh vực văn hóa, tối thiểu là trình độ trung cấp chun ngành văn hóa đối với cấp xã, phường; đạt trình độ đại học chun ngành văn hóa trở lên đối với cấp Thành phố. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách thu hút các nhân tài về văn hóa, văn nghệ, thu hút quần chúng tham gia các hoạt động văn hóa. Để có được những cán bộ giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, Thành phố và tỉnh phải có những chính sách đãi ngộ cán bộ, khích lệ sinh viên của tỉnh và Thành phố Tuyên Quang đang đang nghiên cứu, học tập tại các trường văn hóa nghệ thuật để họ phấn đấu học tập thật tốt, sau này phục vụ cho chính quê hương, cho chính địa phương mình.

Ngồi ra, cần có những đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần cho những cán bộ hoạt động tốt, khen thưởng vào những dịp tổng kết hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Xóa bỏ định kiến từ trước đến nay về cán bộ văn hóa là những người “nghèo”, khiến khơng ít cán bộ văn hóa phải chuyển cơng tác, ra ngoài làm ăn nhằm đảm bảo cuộc sống vật chất cho gia đình. Phải làm no ấm đầy đủ cho cuộc sống của các cán bộ văn hóa thì họ mới cống hiến hết tồn bộ tâm huyết, sức lực cho cơng tác chun mơn của mình. Đây cũng là vẫn đề nan giải của các cấp lãnh đạo vì nguồn ngân sách dành cho văn hóa cịn nhiều eo hẹp, phải từng bước khắc phục, tránh tình trang tha hóa trong đội ngũ cán bộ văn hóa vì chạy theo lợi ích cá nhân dẫn đến tha hóa đạo đức nghề nghiệp góp phần tạo ra các tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố tuyên quang hiện nay (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w