Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết với tổ chức , tình huống các hệ thống bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn TPHCM (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.2 Quy trình nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu yếu tố thoả mãn công việc ảnh hưởng đến sự gắn kết lâu dài của nhân viên với tổ chức: tình huống các hệ thống bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn TPHCM được thực hiện thông qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính trên cơ sở các nghiên cứu của Trần Kim Dung (2009), Meyer và Allen (1990) và các tài liệu về tác

động sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết với tổ chức, đồng thời thông qua kỹ

thuật tham vấn của các chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự để điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Dàn bài thảo luận (phụ lục 1) nhằm thăm dò ý kiến các đối tượng phỏng vấn để

đưa ra dự thảo thang đo được xây dựng, các yếu tố để xây dựng nội dung nghiên

cứu định lượng được chọn lọc ra và được dùng để thiết kế bảng câu hỏi định lượng. Sau đó xây dựng thang đo sơ bộ, tiến hành khảo sát thử trên 30 đối tượng là nhân

viên để kiểm tra mức độ hiểu các câu hỏi sau đó tiếp nhận phản ứng của bộ phận nhân viên này, tiếp tục hiệu chỉnh thang đo và hoàn tất bảng câu hỏi.

3.2.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng . Sau khi

hoàn chỉnh bảng khảo sát, tác giả đã xây dựng hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức (phụ lục 2), tiến hành khảo sát trực tiếp đến các nhân viên của các hệ

thống bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn TPHCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết với tổ chức , tình huống các hệ thống bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn TPHCM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)