Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết với tổ chức , tình huống các hệ thống bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn TPHCM (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.4 Xây dựng thang đo

3.4.1 Quy trình xây dựng thang đo

Việc xây dựng thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước sau:

- Lựa chọn loại thang đo nghiên cứu: chọn thang đo JDI (chỉ số mô tả công việc) để

đánh giá về sự thoả mãn trong công việc; thang đo của Allen & Meyer (1990) để đánh giá mức độ gắn kết với tổ chức.

- Thảo luận nhóm về các thành phần nghiên cứu trong thang đo nhằm xác định các thành phần cụ thể phục vụ cho công tác nghiên cứu, trong đó xác định rõ các yếu tố của sự thoả mãn trong công việc, mức độ gắn kết của nhân viên.

29

- Khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố trong thang đo trước khi

nghiên cứu chính thức.

3.4.2 Thang đo về các thành phần sự thoả mãn công việc

Thang đo sự thỏa mãn công việc được xây dựng dựa trên thang đo nổi tiếng JDI

(chỉ số mô tả công việc) với 5 thành phần khía cạnh để đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với cơng việc, đồng thời có sự bổ sung thêm 2 thành phần dựa

vào nghiên cứu định tính cho phù hợp với điều kiện ngành (phụ lục 1 – thảo luận nhóm). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc theo thang đo JDI được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 7 thành phần: (1) bản chất công việc, (2) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp, (5) tiền lương. Nghiên cứu đề nghị bổ sung thêm 2 thành phần : (6) thương hiệu, (7) lợi ích cá nhân.

Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu, với số càng lớn là càng đồng ý: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo sự thỏa mãn cơng việc được sử dụng chính thức cho nghiên cứu bao gồm 7 thành phần với các biến quan sát như sau:

Bản chất công việc BC

Công việc cho phép Anh / Chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân BC1

Công việc của Anh / Chị thú vị BC2 Công việc của Anh / Chị có nhiều thách thức BC3

Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Anh / Chị là tốt BC4

Cơ hội đào tạo và thăng tiến CH

Các chương trình đào tạo của cơng ty có hiệu quả tốt CH1

Chính sách thăng tiến của cơng ty công bằng, hợp lý CH2

Công ty thường xuyên đầu tư nâng cao trình độ cho nhân viên CH3

Lãnh đạo LD

Cấp lãnh đạo của Anh / Chị gương mẫu LD1 Cấp quản lý trong công ty Anh / Chị có lời nói và việc làm song hành LD2

Anh / Chị rất tin tưởng ở ban lãnh đạo công ty LD3

Anh / Chị được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết LD4

Đồng nghiệp DN

Đồng nghiệp của Anh / Chị thoải mái và dễ chịu DN1 Đồng nghiệp của Anh / Chị làm việc theo tinh thần đồng đội DN2

Đồng nghiệp của Anh / Chị sẵn sàng giúp đỡ nhau DN3

Mọi người trong cơng ty có sự đồn kết nhất trí cao DN4

31

Lương bổng L

Anh / Chị có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập công ty L1

Tiền lương, thu nhập của Anh / Chị được trả công bằng L2

Anh / Chị hài lòng về chế độ lương trong công ty L3

Thương hiệu TH

Anh / Chị tự hào về thương hiệu công ty TH1

Công ty Anh / Chị làm việc luôn tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao TH2 Khách hàng hài lòng và đánh giá cao sản phẩm, dịch vụ của cơng ty TH3

Lợi ích cá nhân LI

Anh / Chị được mua sản phẩm, dịch vụ của công ty với giá ưu đãi LI1

Anh / Chị được tiếp cận sản phẩm, dịch vụ mới đầu tiên LI2

Được tiếp xúc, sử dụng qua nhiều dòng sản phẩm (tăng sự hiểu biết) LI3

3.4.3 Thang đo về mức độ gắn kết với tổ chức

Như trình bày ở chương 2, nghiên cứu xây dựng và sử dụng thang đo sự gắn kết

với tổ chức dựa trên thang đo Allen & Meyer (1990), bởi lẽ thang đo của Allen & Meyer dự báo và giải thích tốt hơn sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức. Các yếu tố thành phần dùng để đo lường sự gắn kết với tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 3 thành phần: (1) sự gắn kết vì tình cảm (Affective Commitment), (2) sự gắn kết để duy trì (Continuance Commitment), (3) sự gắn kết vì trung thành

(Normative Commitment). Thang đo sự gắn kết đối với tổ chức bao gồm các thành phần với các biến quan sát sau:

Tình cảm TC

Anh / Chị xem cơng ty như mái nhà thứ 2 của mình TC1

Anh / Chị cố gắng hết sức, nâng cao kỹ năng để cống hiến nhiều hơn TC2

Anh / Chị vui mừng vì đã chọn cơng ty để làm việc TC3

Anh / Chị thật sự cảm thấy những khó khăn của cơng ty TC4

Duy trì DT

Việc ở lại cơng ty bây giờ là cần thiết đối với Anh / Chị DT1 Cuộc sống Anh / Chị sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi rời bỏ công ty DT2

Rời bỏ công ty lúc này Anh / Chị sẽ khó tìm được công việc thay thế DT3 Anh / Chị cống hiến rất nhiều cho công ty nên không thể rời bỏ được DT4

Trung thành TT

Anh / Chị cảm thấy có trách nhiệm đối với mọi người trong cơng ty TT1 Cho dù được đề nghị mức lương hấp dẫn hơn nhưng Anh / Chị cảm

thấy việc rời công ty là không nên TT2

Anh / Chị cảm thấy ái ngại khi phải rời khỏi công ty TT3

Cơng ty rất xứng đáng với lịng trung thành của Anh / Chị TT4

33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết với tổ chức , tình huống các hệ thống bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn TPHCM (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)