Thang đo cam kết vì đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên, khảo sát tại bệnh viện thống nhất (Trang 47 - 53)

Stt hoá

Nội dung phát biểu

1 DD1 Nhân viên cảm thấy có lỗi nếu rời khỏi bệnh viện ngay bây giờ. 2 DD2 Nhân viên không thể rời bỏ bệnh viện ngay bây giờ vì nhân viên

cảm thấy phải có nghĩa vụ với mọi người trong bệnh viện.

3 DD3 Nhân viên làm việc tại bệnh viện vì bệnh viện có những chuẩn mực, đạo đức mà nhân viên yêu thích.

4 DD4 Nhân viên muốn gắn bó lâu dài, đóng góp cơng sức để xây dựng bệnh viện, coi bệnh viện là ngôi nhà chung.

Nguồn: Tác giả tổng hợp sau khi nghiên cứu định tính

3.4.2. Mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát là mẫu nghiên cứu lấy từ nhân viên đang làm việc tại Bệnh viên Thống Nhất. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu phi xác suất theo Hair & ctg, 2006 (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012) thì số mẫu nghiên cứu cần có ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát. Theo nghiên cứu này thì có 40 biến quan sát (p=40) nên kích thước mẫu tối thiểu sẽ là n = 40 x 5 = 200. Trên cơ sở kích thước mẫu tối thiểu là 200, Tác giả đã phát đi 400 phiếu khảo sát và thu về được 384 phiếu hợp lệ (tỷ lệ 96%), trong đó có 16 phiếu khơng hợp lệ (tỷ lệ 4%).

3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Các bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các nhân viên làm tại tất cả các khoa/phòng tại Bệnh viện Thống Nhất: Đối tượng khảo sát sẽ điền câu trả lời vào bảng câu hỏi và trả lại cho người khảo sát. Thời gian thực hiện: từ 07/2017 đến 11/2017.

3.4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

3.4.4.1. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo gồm: hệ số tương quan biến tổng: thang đo được chấp nhận khi các biến quan sát có tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha phù hợp yêu cầu. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả.

3.4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

 Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA: - Sử dụng phương pháp trích nhân tố: phương pháp Principle Component Analysis (PCA) với phép quay vng góc Varimax.

- Sử dụng phương pháp chọn nhân tố: phương pháp được đánh giá theo tiêu chí eigenvalue nhằm xác định số lượng nhân tố.

 Điều kiện phân tích EFA:

- Với kiểm định Barlett: Nếu phép kiểm định Barlett có p<5%, chúng ta kết luận các biến có quan hệ với nhau.

- Với kiểm định KMO: Nếu hệ số KMO từ 0.5 đến 1 thì kết quả phù hợp với phân tích nhân tố.

- Kích thước mẫu: Kích thước mẫu chính thức là 384.

3.4.4.3. Phân tích tương quan và hồi quy

Tác giả giả định mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến tương ứng với các khái niệm qua các mơ hình hồi quy dựa theo mơ hình nghiên cứu đề xuất ở chương 2 như sau:

- Mơ hình hồi quy bội giữa các biến độc lập là: (1) Đổi mới và đánh giá rủi ro; (2) Sự tỉ mỉ; (3) Định hướng đến kết quả; (4) Định hướng cho con người; (5) Định hướng cho nhóm; (6) Sự mạnh dạn/ năng nổ; (7) Tính ổn định với biến phụ

thuộc là nhân viên “cam kết tự nguyện”, “cam kết bắt buộc”, “cam kết đạo đức” với mơ hình hồi quy bội lần lượt được biểu diễn ở dạng sau:

TUNGUYEN = β0 + β1 DOIMOI + β2NANGNO + β3KETQUA + β4CONNGUOI + β5NHOM + β6TIMI + β7ONDINH + εi

Trong đó: β0 là hằng số hồi quy; β1, β2,... là trọng số hồi quy; εi là sai số tại quan sát thứ i

BATBUOC = β0 + β1 DOIMOI + β2NANGNO + β3KETQUA + β4CONNGUOI + β5NHOM + β6TIMI + β7ONDINH + εi

Trong đó: β0 là hằng số hồi quy; β1, β2,... là trọng số hồi quy; εi là sai số tại quan sát thứ i

DAODUC = β0 + β1 DOIMOI + β2NANGNO + β3KETQUA + β4CONNGUOI + β5NHOM + β6TIMI + β7ONDINH + εi

Trong đó: β0 là hằng số hồi quy; β1, β2,... là trọng số hồi quy; εi là sai số tại quan sát thứ i

Từ các mơ hình đã nêu, tác giả tiến hành phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính cho từng mơ hình:

Phân tích tương quan

Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì việc xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến là tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính với thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson. Thực hiện phân tích tương quan Pearson (kiểm định 2 chiều) giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập để phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa bảy biến độc lập. Khi giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ giữa hai biến.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì hồi quy tuyến tính bằng mơ hình hóa mối quan hệ nhân quả này. Tất cả các biến được đưa vào một lần và đưa ra các thông số thống kê liên quan về biến để xem xét các kết quả thống kê liên quan qua nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter.

Kiểm định giả thuyết:

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) việc đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đa biến thơng qua R2 và R2 hiệu chỉnh. Khi R2 làm thông số đo lường độ thích hợp của đường hồi quy, R2 càng gần 1 thì mơ hình xây dựng càng thích hợp, ngược lại R2 càng gần 0 mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể (phân tích phương sai) thơng qua đại lượng F. Với đặt giả thuyết hệ số Rsquare của tổng thể R2pop= 0. Nếu xác suất F nhỏ thì giả thiết R2pop= 0 bị bác bỏ. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần mơ hình tổng thể β1, β2, βk… Giả thuyết kiểm định là H0: β0=0. Trị thống kê dùng để kiểm định là t. Nếu xác suất của t nhỏ thì chứng tỏ giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ, nghĩa là có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến phụ thuộc và độc lập.

Việc tìm kiếm sự vi phạm các giả định là cần thiết trong hồi quy tuyến tính: + Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư) thông qua đại lượng dùng để kiểm định là Durbin-Watson (d). Đại lượng này sẽ kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0. Đại lượng d có giá trị biến thiên từ 0-4. Các phần dư gần nhau có tương quan thuận khi giá trị d thấp (và nhỏ hơn 2) và ngược lại các phần dư có tương quan nghịch khi giá trị d lớn hơn 2 (và gần 4). Các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau khi giá trị d gần bằng 2.

+ Kiểm tra giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường hiện tượng đa cộng tuyến) thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) đối với mơ hình hồi quy tuyến tính bội. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Hiệu ứng khác của sự tương quan này là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng. Nếu VIF của một biến độc lập nào đó > 10 thì biến này hầu như khơng có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mơ hình phân tích hồi quy (Hair và cộng sự, 2006; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2012). Sau khi hiệu chỉnh mơ hình xong, dựa vào các hệ số hồi quy và viết phương trình hồi quy tuyến tính bội nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức.

Tóm tắt chương 3

Chương trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm các nội dung: quy trình nghiên cứu, thang đo, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.

- Quy trình nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu qua các bước như xác định mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu hệ thống các lý thuyết liên quan đến đề tài, đề xuất mơ hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ, thực hiện nghiên cứu định tính để có được thang đo chính thức, thực hiện nghiên cứu định lượng (thu thập dữ liệu, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hồi quy, kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm), kết luận và kiến nghị.

- Nghiên cứu định tính: Tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm với 10 người là nhân viên và 05 cán bộ quản lý làm tại Bệnh viện Thống Nhất để kiểm tra mức độ đầy đủ và dễ hiểu của các câu hỏi. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả đã hiệu chỉnh thang đo để có thang đo chính thức.

- Nghiên cứu định lượng: nghiên cứu này được thực hiện qua các bước thu thập dữ liệu, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hồi quy, kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ thảo luận và đóng góp các hàm ý quản trị tại Bệnh viện Thống Nhất.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 4 tập trung xử lý dữ liệu đã được thu thập và lần lượt thực hiện các phân tích gồm có: thống kê mơ tả mẫu, đánh giá thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy bộ.

4.1. Thống kê mô tả mẫu

Thông tin mẫu khảo sát được thống kê theo các tiêu chí: giới tính, tình trạng hơn nhân, độ tuổi, thu nhập và thâm niên công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên, khảo sát tại bệnh viện thống nhất (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)