ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số tiêu chí lựa chọn quần áo đến quyết định mua sắm quần áo thời trang công sở nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

 Từ phƣơng trình hồi quy 1, ta có nhận xét rằng những ngƣời tiêu dùng ra quyết định mua sắm dựa trên “Ý thức tính mới lạ và thời trang” sẽ quan tâm tới các tiêu chí “Tiêu chí liên quan đến thiết kế và thời trang” và “Tiêu chí liên quan tới thƣơng hiệu” hay cụ thể hơn là tiêu chí: Kiểu dáng, màu sắc đa dạng, còn size phù hợp với tôi, thiết kế đẹp, theo xu hƣớng thời trang, thƣơng hiệu nhiều ngƣời biết, nâng cao hình ảnh bản thân. Điều này đƣợc hiểu là khi nói đến thƣơng hiệu nổi tiếng trên thị trƣờng thì ngƣời tiêu dùng sẽ nghĩ ngay tới tính thời trang mà thƣơng hiệu đó mang lại, thƣơng hiệu càng nổi tiếng thì tính thời trang càng cao. Những ngƣời tiêu dùng ra quyết định mua sắm dựa vào “Ý thức tính mới lạ và thời trang” sẽ tìm kiếm sản phẩm thời trang từ các thƣơng hiệu có uy tín, nổi tiếng trên thị trƣờng. Những ngƣời tiêu dùng này có xu hƣớng ít quan tâm tới mức giá mà họ phải chi trả để mua sản phẩm thời trang. Đây là gợi ý cho các doanh nghiệp muốn xây dựng các thƣơng hiệu quần áo thời trang công sở nam phục vụ cho phân khúc thị trƣờng cao cấp và cũng là gợi ý cho hệ thống nhân viên bán hàng trong việc chuẩn đoán khách hàng, giới thiệu tập trung trọng điểm vào những vấn đề khách hàng quan tâm nhƣ: hàng hiệu, mẫu mã thiết kế đẹp, dành cho doanh nhân, nhà quản lý, những ngƣời sành điệu và thành đạt …thì nhƣ vậy việc bán hàng sẽ xảy ra thuận lợi hơn, doanh số tiêu thụ tốt hơn. Đây cũng là cơ sở cho việc xác định phân khúc thị trƣờng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới, đồng thời nó cịn là định hƣớng cho việc tập trung phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp vào việc

tạo ra các giá trị cạnh tranh cốt lỏi cho sản phẩm, tạo ra các sản phẩm và thƣơng hiệu có mức giá cao, có tính thời trang cao phục vụ cho ngƣời tiêu dùng có thu nhập cao. Theo khảo sát ý kiến của tác giả, trong thời gian qua thị trƣờng Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều thƣơng hiệu thời trang cao cấp, tuy nhiên tính thời trang của các thƣơng hiệu này chƣa cao, sản phẩm chƣa đặc sắc, chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của khách hàng nhƣ các thƣơng hiệu ngoại tại Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định các doanh nghiệp trong nƣớc cần đầu tƣ nghiên cứu thị trƣờng tốt hơn, tạo ra sản phẩm phù hợp hơn nữa để cạnh tranh đƣợc ngay tại thị trƣờng nội địa.

 Từ phƣơng trình hồi quy 2 thấy những ngƣời tiêu dùng ra quyết định mua sắm dựa trên “Ý thức chất lƣợng cao và hoàn hảo” sẽ quan tâm tới các tiêu chí “Tiêu chí liên quan đến bán hàng” và “Tiêu chí liên quan đến chất lƣợng sản phẩm” hay cụ thể hơn là tiêu chí: Dịch vụ hậu mãi (đổi hàng, trả hàng, sửa hàng lỗi), Thái độ của nhân viên bán hàng, Hình ảnh cửa hàng, Quần áo trƣng bày dễ lựa chọn, Chất liệu tốt, Độ bền, Dễ giặt ủi, Cắt may tinh xảo, Mặc thống mát, Kiểu dáng đa dạng. Điều này có thể đƣợc hiểu là những khách hàng ra quyết định theo “Ý thức chất lƣợng cao và hoàn hảo” sẽ quan tâm đến chất lƣợng hệ thống. Nó khơng chỉ là chất lƣợng của sản phẩm hữu hình tốt mà còn là chất lƣợng dịch vụ đi kèm. Những khách hàng này mong muốn mua các sản phẩm tốt, đƣợc phân phối rộng với hệ thống kênh phân phối đồng nhất, với nhân viên có thái độ niềm nở, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Họ là những ngƣời cân nhắc kỹ, yêu cầu cao khi mua sắm. Đây cũng là tâm lý phổ biến của ngƣời tiêu dùng thời trang công sở tại Việt Nam, họ yêu cầu cao cho những chi phí họ bỏ ra. Doanh nghiệp cần sản xuất các sản phẩm tốt về chất lƣợng nhƣng cũng phải theo xu hƣớng và hợp thời trang. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng để duy trì các khách hàng hiện hữu và phát triển những khách hàng mới. Hệ thống nhân viên bán hàng cần nắm rõ các tiêu chí này để giới thiệu đúng các điểm mạnh của sản phẩm đến đúng khách hàng mục tiêu.

“Tiêu chí liên quan đến thiết kế và thời trang”, “Tiêu chí liên quan đến chất lƣợng sản phẩm”, “Tiêu chí liên quan đến giá” hay cụ thể hơn là tiêu chí: “Chất liệu tốt”, “Độ bền”, “Dễ giặt ủi”, “Cắt may tinh xảo”, “Mặc thoáng mát”, “Kiểu dáng”, “Mầu sắc đa dạng”, “Thiết kế đẹp”, “Theo xu hƣớng thời trang”, “Giá cả hợp lý”, “Đang có chƣơng trình khuyến mại”. Những ngƣời tiêu này là những ngƣời có thu nhập giới hạn nên mức giá có tác động mạnh đối với họ. Đồng thời, họ cũng quan niệm rằng những sản phẩm có tính thiết kế và thời trang sẽ có mức giá cao, tính thiết kế càng cao thì giá cả mà họp phải trả lại tỷ lệ nghịch với giá trị mà họ nhận đƣợc. Họ là ngƣời tiêu dùng có nhu cầu mua sản phẩm thời trang đƣợc sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn, có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với chất lƣợng sản phẩm đảm bảo, giá cả dễ mua. Doanh nghiệp cần tạo ra các thƣơng hiệu mang tính cộng đồng và nhân văn sâu sắc nhƣ trên, đây vừa là kinh doanh, vừa là trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.

 Thông qua đề tài, các các tiêu chí nhƣ: Chất liệu tốt, Mặc thoáng mát, kiểu dáng, thiết kế đẹp, giá cả hợp lý là các tiêu chí đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng đánh giá rất cao và là các tiêu chí quan trọng khi chọn mua quần áo thời trang công sở nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khám phá 3 dạng quyết định mua sắm của ngƣời tiêu dùng đó là: quyết định mua sắm dựa trên “Ý Thức tính mới lạ và thời trang” “Ý thức về giá cả và giá trị”; “ý thức về chất lƣợng cao và hoàn hảo”, đây cũng là một gợi ý cho các nhà sản xuất kinh doanh quần áo thời trang cơng sở Nam có những sự cân nhắc và quyết định đầu tƣ tập trung vào các tiêu chí đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao. Các nhà quản trị marketing có sơ sở để quản lý thông điệp truyền thông một cách hiệu quả. Nhân viên bán hàng sử dụng để chuẩn đoán khách hàng và giới thiệu đúng vào những nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số tiêu chí lựa chọn quần áo đến quyết định mua sắm quần áo thời trang công sở nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)