Quan hệ đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần xi măng hà tiên (Trang 102 - 103)

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty

5.2.2.1. Quan hệ đồng nghiệp

Công ty Cổ phần Xi măng Hà tiên cần phải tạo môi trường làm việc thân thiện, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa các đồng nghiệp để tăng thêm động lực làm việc, cụ thể:

- Cần tạo sự chia sẻ và phối hợp nhịp nhàng để đạt hiệu quả trong công việc giữa những người đồng nghiệp.

- Xây dựng mục tiêu tập thể: Tuyên truyền cho nhân viên nhận thức được rằng mọi cá nhân làm việc vì mục tiêu phát triển chung. Sự nỗ lực đóng góp của họ sẽ đem lại lợi ích cho tập thể, hướng tất cả nhân viên về mục tiêu chung của tổ chức. Có như vậy họ mới đồn kết khơng đùn đẩy trách nhiệm trong cơng việc. Tạo khơng khí làm việc của tập thể ln vui vẻ, hịa đồng, hình thành thái độ của mọi người đối với cơng việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo một cách nhiệt tình, tạo sự hịa hợp, đồn kết.

- Xây dựng tinh thần tương thân, tương ái để các đồng nghiệp sẳn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ trong công việc và cuộc sống. Trong tập thể lao động ln có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, làm được điều này sẽ ảnh hưởng rất tốt đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với công việc của người lao động. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Cần phát động và tổ chức phong trào thi đua khen thưởng gắn liền với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phong trào văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian, nấu ăn, … giữa những người lao động và các bộ phận trong Công ty nhằm để tạo niềm tin, tin tưởng lẫn nhau, gắn kết, chia sẻ tâm tư nguyện vọng, tạo sự hứng khởi, phấn khích giữa các đồng nghiệp với nhau.

- Ngoài ra, nhân dịp các buổi sơ kết, tổng kết, hội nghị, Cơng ty cần có chính sách khen ngợi và trao tặng phần thưởng cho những người lao động có thành tích xuất

5.2.2.2. Đào tạo và phát triển

Công tác đào tạo phát triển phù hợp cho người lao động một cách thường xuyên là một trong những yếu tố có thể khai thác tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao hiệu quả của tổ chức. Đồng thời, cơng tác đào tạo giúp cho nhân viên có được sự hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, văn hóa của cơng ty; hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc, nghề nghiệp, thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự giác, nâng cao khả năng thích ứng trong tương lai. Mặt khác, cơng tác đào tạo có tác dụng động viên, khuyến khích; khi một nhân viên được đào tạo, phát triển thì họ sẽ có cảm giác được coi trọng, đây là một trong những yếu tố tạo nên động lực làm việc tốt. Vì vậy, cơng ty căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng của nhân viên để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm bồi dưỡng thêm chuyên môn cho nhân viên; chú trọng đến cơng tác đào tạo, hình thức đào tạo tại chỗ, nội dung đào tạo sát với thực tế công việc mà nhân viên đang đảm nhận, nâng cao hiệu quả sau đào tạo.

Chính sách thăng tiến là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động, nó kích thích người lao động hăng say làm việc với hy vọng được cân nhắc, đề bạt tới một chức vụ cao hơn với mức lương nhiều hơn và công việc hấp dẫn hơn. Do đó, Cơng ty cần phải có chính sách thăng tiến công bằng giữa các nhân viên và phổ biến công khai, minh bạch về điều kiện để thăng tiến. Đồng thời, việc thăng tiến tại cơng ty cần được thực hiện dựa trên trình độ chun mơn, thành tích đạt được, năng lực, nhân cách, phẩm chất thực tế của người lao động.

Ngồi việc đào tạo, tập huấn chun mơn nghiệp vụ, Công ty cần phải đào tạo thêm các kỹ năng mềm, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tay nghề và nâng cao kỹ nâng làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần xi măng hà tiên (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)