Về yếu tố thương hiệu và văn hóa cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần xi măng hà tiên (Trang 103 - 105)

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty

5.2.3 Về yếu tố thương hiệu và văn hóa cơng ty

Theo kết quả phân tích hồi quy bội, yếu tố này có ảnh hưởng nhiều thứ 3 đến động lực làm việc và theo đánh giá của người lao động, mức đánh giá các tiêu chí của

yếu tố này từ mức 3,5 trở lên. Do đó, Cơng ty tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu của công ty để tạo thêm động lực cho người lao động.

Theo tác giả Bùi Thị Minh Thu và cộng sự (2014) và Đặng Nguyễn Hồng Phúc (2013), các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và văn hóa cơng ty gồm những nội dung như sau:

- Xây dựng thương hiệu nội bộ: Lãnh đạo doanh nghiệp và giám đốc nhân sự đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu nội bộ. Chính họ là những người định hướng và vận hành công ty dựa trên quan điểm, mục tiêu, chiến lược kinh doanh nhằm tạo nên một thương hiệu nội bộ với những giá trị đã được xác lập. Nếu việc nâng cao thương hiệu công ty và sản phẩm dưới mắt người tiêu dùng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận, thì việc nâng cao hình ảnh cơng ty trong mắt nhân viên giúp khẳng định vị thế, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Các cơng ty khơng nhận thức được rằng chính nguồn lực bên trong sẽ tạo động lực để phát triển thị trường bên ngoài. Các chủ doanh nghiệp chưa thấu hiểu được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Do vậy, nhân viên không nhận thấy nét đặc trưng, sự khác biệt giữa các công ty. Với nhiều người, làm việc ở đâu cũng như nhau. Theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu nội bộ nên bắt đầu từ lực lượng nồng cốt của công ty trong đội ngũ nhân viên. Thấu hiểu và chăm lo cho nhân viên sẽ làm họ hài lòng, tạo nhiều động lực khuyến khích họ thực hiện cơng việc tốt hơn. Hơn thế, mỗi nhân viên sẽ là một “đại sứ” cho hình ảnh cơng ty đối với bên ngoài. Các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu nội bộ như là một giải pháp bền vững và lâu dài cho sự phát triển của công ty. Đồng thời, tạo ra sự khác biệt giữa cơng ty mình với các doanh nghiệp khác. Cần tạo động lực cho nhân viên làm việc bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ.

- Nhận diện được giá trị cốt lõi: Yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu bằng việc nhận diện những giá trị cốt lõi của tổ chức để tạo ra sự

người yêu thích làm việc tại tổ chức đó và cảm thấy hài lịng. Những giá trị này tạo động lực cho đội ngũ nhân viên, giúp thúc đẩy việc thực hiện sứ mệnh của công ty.

- Xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa văn hóa và thương hiệu: Đối với những thương hiệu mạnh thì thương hiệu phải nằm trong văn hóa và ngược lại văn hóa phải nằm trong thương hiệu. Đó là mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Ở bên trong, ý nghĩa của thương hiệu phải được lan tỏa vào văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị gia tăng về mặt cảm xúc cho thương hiệu tại tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng. Nó phải bắt nguồn từ sự đồng cảm với chí hướng, từ đó hình thành động cơ, lan tỏa sang ý thức và hành vi trong tất cả thành viên của cộng đồng. Thể hiện ra bên ngoài, thương hiệu nào khơng có sự kết tục của văn hóa đặc sắc và cá tính riêng thì vẫn mãi là những sản phẩm dịch vụ thơng thường có giá trị thấp, khó có thể tồn tại lâu dài trong một thị trường cạnh tranh toàn cầu. Theo các chuyên gia, một thương hiệu có thành cơng hay khơng, điều đó phụ thuộc vào những hành động hằng ngày của người lãnh đạo và tất cả nhân viên của họ. Văn hóa cơng ty được xây dựng bởi thương hiệu sản phẩm nhưng sản phẩm muốn có một thương hiệu tốt, nhất thiết phải được xây dựng bởi chính đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đó.

- Tạo sự an tâm công tác: là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ lao động của nhân viên. Nhân viên bị cấp trên đe dọa, ép buộc hoặc trừng phạt, sa thải nếu phạm sai lầm họ sẽ trở nên thận trọng quá mức và tìm cách tự bảo vệ mình. Nỗi sợ hãi cũng làm giảm thiểu những hoạt động đóng góp vào thành cơng của cơng ty. Chẳng hạn như hợp tác, sáng tạo, dám mạo hiểm một cách thơng minh, tìm cách cải thiện quy trình làm việc bằng cách chấp nhận và học hỏi từ những sai lầm. Các tổ chức sẽ được hưởng lợi khi xây dựng được bầu khơng khí “an tồn về mặt tâm lý”, tạo điều kiện cho nhân viên chuyển sự tập trung của mình từ hành động tự bảo vệ sang các hành động tích cực hơn, như thảo luận khách quan, bày tỏ thẳng thắn và chia sẻ các quan điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần xi măng hà tiên (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)