Mối quan hệ giữa Tiền lương và phúc lợi với động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.4.2.1. Mối quan hệ giữa Tiền lương và phúc lợi với động lực làm việc

Yếu tố này dựa vào yếu tố “Lương cao” trong mơ hình của Kovach (1987) và các yếu tố liên quan đến tiền lương, thưởng, phúc lợi trong các nghiên cứu của Herzberg (1959).

Tiền lương có vai trị rất lớn đối với tồn xã hội, nó ln gắn với người lao động là nguồn sống chủ yếu của người lao động. Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động của người lao động đồng thời cũng là công cụ, phương tiện cho người sử dụng lao động dùng để kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy khả năng thúc đẩy phát triển”kinh tế. Bên cạnh đó, tiền lương cịn có tác động tích cực đến quản lý kinh tế, quản lý lao động, kích thích sản xuất.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính như thế nào, mà có thể biểu hiện băng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc theo quy định của pháp luật, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc được thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” (ILO, Công ước số 95, Điều 1). Điều 90, Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2012 nêu: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”.

Theo Artz (2008), “phúc lợi có vai trị quan trọng trong việc xác định mức độ thỏa mãn công việc, giúp người lao động bảo đảm đời sống ở mức độ tối thiểu, yên tâm làm việc, nâng cao khả năng lao động”. Ở Việt Nam, tùy theo tình hình, điều kiện của từng cơ quan, đơn vị các khoản phúc lợi mà nhân viên được hưởng có thể bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, trợ cấp cho nhân viên khi gặp khó khăn, ốm đau, tiền ăn, tiền thuê nhà… Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Tiền lương và phúc lợi ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 35 - 36)