Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 85 - 86)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu

Ở Chương 1, nghiên cứu bắt đầu từ mục tiêu như đã trình bày và tham khảo các nghiên cứu trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.“Từ đó, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu dựa trên mơ hình nghiên cứu mười yếu tố tạo động lực làm việc của Kovach (1987) và các nghiên cứu trước của các tác giả trong nước, ngoài nước về động lực làm việc, đã đưa ra mơ hình gồm 07 thành phần: (1) Tiền lương và phúc lợi, (2) Đào tạo và thăng tiến, (3) Công việc ổn định, (4) Môi trường và điều kiện làm việc, (5) Vai trò người lãnh đạo, (6) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (7) Khen thưởng”và cơng nhận thành tích.

Về quy trình nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện theo 02 phương pháp, gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm với 05 CBCC trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, tiếp theo tác giả tiến hành khảo sát thử 15 CBCC cấp xã nhằm điều chỉnh, bổ sung các thang đo cho phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu. Thang đo gồm 24 biến quan sát của các yếu tố độc lập và 04 biến quan sát của yếu tố phụ thuộc.

Nghiên cứu định lượng:“dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát 205 CBCC cấp xã, tác giả thu về 199 phiếu, sau đó tiến hành loại các phiếu khơng hợp lệ, cịn lại 192 phiếu được đưa vào xử lý với phần mềm SPSS 20.0. Với phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì 06 thành phần của động lực làm việc trong mơ hình nghiên cứu được giữ nguyên. Tiếp theo là phân tích các hệ số hồi quy tuyến tính cho thấy có 05 thành phần: Tiền lương và phúc lợi (TL), Đào tạo và thăng tiến (DT), Môi trường và điều kiện làm việc (MT), Vai trò người

lãnh đạo (LD) và Mối quan hệ với đồng nghiệp (DN) có mức ý nghĩa Sig. < 0.05”nên được chấp nhận, còn lại thành phần Khen thưởng và cơng nhận thành tích (KT) có mức ý nghĩa Sig. = 0.916 > 0.05 nên không được chấp nhận.

Trong 05 thành phần thì Đào tạo và thăng tiến có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc (β = 0.364), thứ hai là Vai trò người lãnh đạo (β = 0.209), thứ ba là Mối quan hệ với đồng nghiệp (β = 0.181); thứ tư là Môi trường và điều kiện làm việc (β = 0.154) và cuối cùng là Tiền lương và phúc lợi (β= 0.148).

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Đầm Dơi trong việc đề ra các chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao động lực làm việc của đội ngũ CBCC cấp xã. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về động lực làm việc, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và các biện pháp tạo động lực cho CBCC cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 85 - 86)