Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 73 - 75)

Bảng 2.6 : Tổng hợp mức độ thỏa mãn côngviệc

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ch

chi nhánh Bắc Sài Gịn

3.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn đến năm 2020 nhánh Bắc Sài Gòn đến năm 2020

Tầm nhìn

Đến năm 2020, Vietcombank Bắc Sài Gòn trở thành chi nhánh ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu trong hệ thống Vietcombank.

Sứ mệnh

- Với khách hàng: Vietcombank BSG cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

- Với các đối tác chiến lược: luôn hướng đến mục tiêu “ chung niềm tin, vững tương lai”.

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Vietcombank BSG đến năm 2020

Trở thành chi nhánh ngân hàng số 1 trên địa bàn TP HCM. Để đạt được mục tiêu này, Vietcombank BSG cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động nhằm mục tiêu an toàn, chất lượng, hiệu quả, ổn định và bền vững, trong đó tập trung cơ cấu nền khách hàng tín dụng, giảm mức độ tập trung khách hàng lớn; tập trung công tác phát triển ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, tăng cường củng cố, cải thiện chất lượng hoạt động các phòng giao dịch nhằm mục tiêu nâng hạng các phịng giao dịch, duy trì phịng giao dịch hạng 1. Cụ thể:

- Tăng cường kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng, đặc biệt nợ tiềm ẩn rủi ro có khả năng chuyển nhóm nợ xấu.

- Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, phấn đấu trong năm 2017 chiếm tỷ trọng tối thiểu 30% tổng dư nợ của chi nhánh.

- Tăng cường thu nợ hạch toán ngoại bảng, lãi treo, đảm bảo hiệu quả chi nhánh.

- Thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, đa dạng hóa nền khách hàng theo cơ cấu ngành có thể mạnh so sánh trong lĩnh vực, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản và cơ sở hạ tầng, tăng tỷ trọng dư nợ thuộc các ngành nghề như xuất khẩu, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp nhẹ, bán lẻ…

Hoạt động huy động vốn:

- Tái cấu trúc nền vốn theo hướng tăng trưởng mạnh các nguồn vốn từ các đối tượng khách hàng ổn định như dân cư, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giữ ổn định nền vốn của khối khách hàng lớn và định chế tài chính.

Hoạt động dịch vụ:

- Tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm đang là thế mạnh của Chi nhánh gồm: bảo lãnh, tài trợ thương mại, thanh tốn. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, sản phẩm công nghệ.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nâng cao sự hài lòng của khách hàng…

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:

- Tập trung cải thiện thu nhập từ hoạt động tín dụng, huy động vốn theo hướng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động huy động vốn và dịch vụ cao hơn tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trong tổng thu nhập.

- Phấn đấu lợi nhuận gia tăng tương ứng với năng suất lao động, đảm bảo lợi nhuận bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại hiện nay nhằm gia tăng thị phần và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của các Ngân hàng. Do đó cần quán triệt hoạt động bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của BIDV trong định hướng kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)