Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 86 - 89)

Bảng 2.6 : Tổng hợp mức độ thỏa mãn côngviệc

3.3. Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong côngviệc của nhân viên

3.3.3.2. Nội dung giải pháp

Giải pháp 2 được trình bày trong yếu tố phúc lợi phần nào giúp giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất thêm một số giải pháp như sau:

Giải pháp 1: Nêu cao tinh thần đoàn kết tập thể

Ban giám đốc cần có cuộc họp với lãnh đạo các phịng để nhấn mạnh về việc nâng cao tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ trong công việc nhằm xử lý công việc một cách nhanh nhất, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Cụ thể như sau:

- Vì mục tiêu chung của ngân hàng, tất cả các phòng ban phải tập trung phục vụ khách hàng, khơng được phân biệt khách hàng là của phịng quan hệ khách hàng, chỉ có phịng Quan hệ khách hàng mới có trách nhiệm phục vụ khách hàng mà khách hàng là của ngân hàng, là người tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, là người duy trì sự ổn định công việc của tồn thể nhân viên. Do đó, tất cả các phịng ban có trách nhiệm hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

- Hồ sơ luân chuyển giữa các phòng ban phải được thể hiện trên biên bản bàn giao, thể hiện rõ tình trạng và giờ giao nhận hồ sơ. Việc luân chuyển công việc từ phòng này sang phòng khác phải được bàn giao trực tiếp cho lãnh đạo phòng ban nhận cơng việc. Lãnh đạo phịng ban đó có trách nhiệm phân phối công việc cho nhân viên

đảm bảo xử lý xong công việc trong thời gian sớm nhất có thể. Các phịng xử lý hồ sơ phải đảm bảo đúng thời gian được quy định trong quy trình của ngân hàng. Đưa ra cơ chế xử phạt đối với các trường hợp chậm trễ làm ảnh hưởng đến kết quả công việc nhằm đẩy nhanh tiến độ phối hợp giữa các phịng ban, đồng thời có trách nhiệm nếu xử lý công việc không đạt chất lượng theo yêu cầu đề ra. Định kỳ hàng tháng, phịng hành chính nhân sự sẽ phụ trách thu thập phản hồi ý kiến của tồn thể nhân viên trong chi nhánh, xác thực thơng tin phản hồi thu được và tổng hợp trình lên ban giám đốc. Dựa trên kết quả đó, ban giám đốc xem xét quyết định đánh giá điểm trừ đối với điểm số KPI của cá nhân vi phạm. Nếu để xảy ra nhiều lần có thể sẽ khiển trách, kỷ luật và xử lý theo các quy định của Ngân hàng.

- Bên cạnh đó, để tránh rủi ro, đối với các hồ sơ cịn chưa đầy đủ theo quy định, ví dụ thiếu chữ ký, thiếu chứng từ của khách hàng, ban lãnh đạo cần đưa ra quy định cụ thể, những trường hợp nào có thể linh động bổ sung hồ sơ sau, những trường hợp nào không thể cho nợ hồ sơ vì rủi ro cao. Thời gian bổ sung hồ sơ cũng phải quy định cụ thể. Từ đó, các phịng nghiêm túc thực hiện, để tránh trường hợp phòng quan hệ khách hàng chạy theo chỉ tiêu, vì sự hài lịng của khách hàng mà u cầu các phòng ban khác thực hiện những hồ sơ rủi ro cao, gây tổn thất cho ngân hàng. Định kỳ hàng tháng, các phòng báo cáo những hồ sơ còn chưa bổ sung đúng thời gian quy định cho Ban giám đốc để có hình thức xử lý kịp thời.

Giải pháp 2: Minh bạch trong khâu tuyển dụng, thăng tiến nhân viên

Khâu tuyển dụng cần tính minh bạch, tuân thủ các quy định chung của Vietcombank, ứng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, giảm thiểu tối đa việc tuyển dụng khơng qua kênh chính thức.

Vấn đề đề bạt, thăng tiến là một vấn đề khá nhạy cảm, chi nhánh không nên lơ là, đặc biệt hơn Vietcombank là một doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm phần lớn. Do đó, chi nhánh phải tuyên bố một cách rõ ràng những điều kiện để một cá nhân có thể được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn và quan trọng nhất là phải có thực hiện đúng những gì

mình tun bố. Căn cứ theo năng lực của mình, tồn bộ nhân viên phải được tiếp cận bình đẳng, cơng bằng các chương trình, chính sách để chuẩn bị cho những nhà lãnh đạo tương lai.

Giải pháp 3: Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ một cách kịp thời, công bằng,

triệt để, hợp tình hợp lý.

Các mâu thuẫn nội bộ cần phải được tiếp thu và xử lý triệt để, kịp thời. Mâu thuẫn là điều khơng thể tránh khỏi, nó gây trở ngại cho cơng việc, và nó có thể lây lan nhanh chóng, thậm chí ảnh hưởng đến khơng khí làm việc của tồn doanh nghiệp. Do đó, Ban giám đốc, người có trách nhiệm cần phải xử lý nhanh, thích đáng, trên cơ sở xây dựng và cơng bằng. Việc xử lý mâu thuẫn hiệu quả sẽ tránh hiện tượng chia bè, kéo phái vì khi có tranh cãi, con người thường hay tìm kiếm đồng minh, để bảo vệ quan điểm của mình. Giải quyết tốt còn giúp người lao động hiểu nhau hơn, đồng cảm và chia sẽ những khó khăn của nhau.

Giải pháp 4: Thiết lập mạng liên kết giữa các nhân viên bán hàng.

Hiện nay, phần lớn các nhân viên đều sử dụng điện thoại thơng minh , do đó việc thiết lập trang kết nối giữa các nhân viên bằng phần mềm Skype hay facebook, viber hay zalo đều rất dễ dàng.

Thơng qua mạng liên kết, cơng ty khuyến khích các nhân viên đăng tải hình ảnh, thảo luận trao đổi kinh nghiệm làm việc cho nhau. Việc sử dụng công nghệ vào việc kết nối các nhân viên bán hàng nhận được nhiều ý kiến tán thành của đáp viên khi vào thảo luận. Nguyên nhân là các phần mềm này hồn tồn miễn phí và phần lớn các nhân viên đều rất thích thú khi được tiếp cận các yếu tố công nghệ mới.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện và tính khả thi của giải pháp

Các giải pháp có thể thực hiện mà khơng tốn nhiều nguồn lực, chủ yếu phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị xung đột của Ban giám đốc. Bên cạnh đó, Ban giám đốc cần có thái độ khách quan, công bằng giữa các phịng, tạo khơng khí thoải mái, thân mật, nơi làm việc như là gia đình thứ 2 của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)