Cải thiện yếu tố đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 91 - 95)

Bảng 2.6 : Tổng hợp mức độ thỏa mãn côngviệc

3.3. Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong côngviệc của nhân viên

3.3.5. Cải thiện yếu tố đào tạo và thăng tiến

3.3.5.1. Cơ sở giải pháp:

Qua phần phân tích thực trạng, ta nhận thấy mức độ thỏa mãn của nhân viên Vietcombank BSG đối với yếu tố đào tạo, thăng tiến có điểm trung bình thấp thứ hai. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm và việc giải quyết tốt phụ thuộc nhiều yếu tố, tuy nhiên việc này lại ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tâm lý của nhân viên cũng như kết quả hoạt động của chi nhánh nên Ban lãnh đạo cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực để có thể khắc phục những vướng mắc trên, tăng mức độ thỏa mãn hơn trong công việc của nhân viên.

3.3.5.2. Nội dung giải pháp

Giải pháp 1: có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho từng vị trí. Yêu cầu đào

tạo từng vị trí phải cụ thể để mỗi cá nhân biết được họ phải đáp ứng được những điều kiện gì để được thăng tiến. Đối với những cán bộ có kết quả cơng việc ngang nhau sẽ ưu tiên chọn cán bộ có đạt mức điểm cao hơn trong kỳ thi sát hạch năng lực cán bộ quản lý. Ban lãnh đạo cần công khai, minh bạch và công bằng trong việc đánh giá và

xem xét đề bạt thăng tiến cho nhân viên. Điều đó giúp cho nhân viên có động lực và niềm tin để phấn đấu trong công việc.

Giải pháp 2: gia tăng sự độc lập trong công việc của nhân viên. Tùy theo tính

chất và mức độ rủi ro của cơng việc, lãnh đạo có thể trao quyền cho nhân viên chủ động xử lý công việc, tạo cơ hội cho họ phát triển, chứng minh năng lực của bản thân, từ đó tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên hơn.

Giải pháp 3: Chi nhánh nên tổ chức các buổi đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên

mới tại chi nhánh. Hiện tại thì Vietcombank ln tổ chức các khóa đào tạo nhân viên mới, tuy nhiên thời gian của các khóa học này là cố định trong năm, do đó nếu chi nhánh có nhu cầu tuyển thêm nhân viên nhưng chưa đến thời gian khóa đào tạo này, thì phải nhân viên đó phải đợi đến khóa đào tạo, điều này khơng linh hoạt và phù hợp với nhu cầu từng chi nhánh. Hơn nữa, các khóa đào tạo này chủ yếu là về lý thuyết, thiếu các hướng dẫn thực hành nghiệp vụ. Do đó, việc tổ chức các buổi đào tạo tại chi nhánh là rất cần thiết, nhân viên mới vừa đọc quy trình nghiệp vụ vừa được hướng dẫn và có thể thực hành trực tiếp đối với các nhân viên tác nghiệp, điều đó có thể giúp nhân viên quen việc và thao tác nhanh chóng khi tiếp xúc với công việc thực tế. Bên cạnh đó, ngồi các khóa đào tạo về nghiệp vụ chun mơn, chi nhánh nên có các buổi đào tạo về kỹ năng mềm cho các nhân viên, đặc biệt là nhân viên kinh doanh. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý stress…Các kỹ năng mềm này cũng có thể giúp nhân viên cân bằng áp lực trong công việc và cuộc sống. Giảng viên cho các buổi đào tạo này có thể là các nhân viên giỏi, có kinh nghiệm làm việc lâu năm và có khả năng truyền đạt tốt, nếu chi nhánh khơng có đủ nhân sự có thể đảm nhận cơng tác đào tạo, có thể liện hệ sự hỗ trợ từ trung tâm đào tạo.

Giải pháp 4: Đối với những buổi đào tạo tập trung được tổ chức bởi trung tâm

đào tạo, để giải quyết vấn đề nhân viên đã đăng ký nhưng khơng thể tham gia khóa học do giải quyết hồ sơ tại chi nhánh, phịng tổ chức hành chính nên kiến nghị với trung

tâm đào tạo, mỗi khóa đào tạo nên tổ chức từ 2 đến 3 đợt để các nhân viên chia nhau ra để tham gia, nhất là các nhân viên trong “cặp hỗ trợ”, nhân viên chưa tham gia hoặc đã tham gia sẽ hỗ trợ cơng việc cho nhân viên đang tham gia khóa học, giúp nhân viên có thời gian tập trung học tập, nâng cao kiến thức cũng như cập nhật nghiệp vụ mới.

Giải pháp 5: Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên nâng

cao trình độ học vấn. Ví dụ nhân viên có trình độ cao học sẽ được tăng 5% lương vị trí so với nhân viên trình độ đại học có cùng cấp bậc. Tạo điều kiện về thời gian cũng như có thể hỗ trợ kinh phí để nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn.

Giải pháp 6: Tổ chức các lớp trao dồi nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm tại chi

nhánh: Định kỳ hàng tháng, phịng hành chính nhân sự sẽ tổ chức các lớp học tại chi nhánh, các phòng ban đặc biệt là các phịng ban liên quan đến cơng tác khách hàng, sẽ luân phiên trình bày các sản phẩm của chi nhánh, chia sẻ các kiến thức kinh nghiệm bán hàng nhằm giúp cho toàn thể nhân viên chi nhánh nắm được đặc điểm, thế mạnh sản phẩm VCB cũng như những kinh nghiệm hữu ích từ đó có thể tham gia bán chéo sản phẩm trong quá trình làm việc. Sau mỗi buổi học sẽ có các bài test nhỏ nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của mỗi nhân viên, những cá nhân có kết quả cao cũng như có những đóng góp hữu ích tạo hiệu quả cho buổi học sẽ có những phần quà nhỏ để cổ vũ tinh thần cũng như tạo khơng khí sơi nổi cho buổi học

+ Thời gian tổ chức: thứ 4 của tuần thứ 2 hàng tháng, vì thời gian này cơng việc của các phịng ban sẽ khơng q bận, tránh được các ngày đầu và cuối tháng , các ngày đầu tuần và cuối tuần.

+ Đia điểm: hội trường tại lầu 2 của chi nhánh.

+ Thành phần tham dự: Tất cả các lãnh đạo phòng và nhân viên tại chi nhánh, Ban giám đốc có thể tham dự để cổ vũ tinh thần của nhân viên cũng như có thêm cái nhìn tổng qt hơn về tình hình của chi nhánh, những khó khăn, vướng mắc của nhân viên.

+ Nội dung: Giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn, vướng mắc trong q trình làm việc

+ Cách thức thực hiện: Thuyết trình, thảo luận và test cuối buổi học

+ Ngân sách: chi phí cho suất ăn nhẹ đầu buổi học, các phần quà cho các cá nhân có kết quả test tốt và có đóng góp tích cực cho buổi học sẽ được trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của chi nhánh. Các chi phí này khơng q nhiều nhưng có thể tạo ra những kết quả tích cực, vì vậy chi phí này là hợp lý.

+ Phịng tổ chức thực hiện: Phịng Hành chính- nhân sự

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện và tính khả thi của giải pháp

- Để các giải pháp có thể được thực hiện cần có sự ủng hộ từ phía ban lãnh đạo về mặt tinh thần, nhân lực cũng như chi phí phát sinh cho việc đào tạo.

- Phịng hành chính nhân sự làm đầu mối đề xuất thời gian đào tạo, số lượng đợt đào tạo với trung tâm đào tạo, phối hợp với lãnh đạo các phòng ban để đăng ký các khóa học cho nhân viên, đảm bảo cân đối giữa người cử đi đào tạo và người hỗ trợ thay thế công việc tại chi nhánh

- Việc minh bạch và công bằng trong việc đánh giá và xem xét đề bạt thăng tiến cho nhân viên phụ thuộc nhiều vào văn hóa, phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị.

- Có thể phát sinh chi phí đào tạo làm gia tăng chi phí cho chi nhánh. Tuy nhiên, đây là khoản chi phí hợp lý và có khả năng được Ban giám đốc chấp thuận.

- Về chính sách nâng lương cho các nhân viên có trình độ sau đại học, hỗ trợ kinh phí học tập cho nhân viên cần phải có sự chấp thuận của Hội sở chính, hiện tại quỹ lương của hệ thống chưa đủ khả năng để thực hiện giải pháp này, chi nhánh sẽ theo dõi và đề xuất theo tình hình thực tế trong tương lai.

- Ban lãnh đạo cũng cần lưu tâm đến vấn đề có rất nhiều cán bộ sau khi được học tập nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp thì khơng cịn gắn bó với tổ chức nữa mà chuyển đi nơi khác do họ có cơ hộ việc làm và đãi ngộ tốt hơn. Do đó, Ban lãnh

đạo cần có cơ chế ràng buộc chặt chẽ hơn, gắn với trách nhiệm tài chính lớn hon, đồng thời có cơ chế thúc đẩy sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh trong công việc để tăng cường lòng trung thành của đội ngũ nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)